• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thành công từ đam mê

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 28/12/2017
Ngày cập nhật: 29/12/2017

Cần mẫn tìm tòi và góp nhặt kinh nghiệm cho bản thân, ông Ngô Duy Tuấn, thôn Minh Khai, xã Thái Thủy (Thái Thụy, Thái Bình) vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi cá đặc sản.

Với diện tích gần 5ha, ông Tuấn đào 7 ao nuôi cá.

Bỏ phố về làng

Sinh ra và lớn lên ở phường Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) nhưng ông Tuấn lại có niềm yêu thích đặc biệt với cuộc sống nơi thôn quê dân dã. Ông tâm sự: Từ bé con người tôi đã phù hợp với cuộc sống ở những vùng quê yên ả. Cho đến thời điểm này, tôi rất hài lòng với cuộc sống mình đang có.

Đôi mắt đăm chiêu, ông Tuấn kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời và quá trình lập nghiệp đầy vất vả của mình. Vốn là người đam mê nuôi cá nên ngay từ khi mới 18 tuổi, Ngô Duy Tuấn đã nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về cách nuôi một số loại cá có thể đem lại giá trị kinh tế cao. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chàng trai trẻ trở về quê hương làm thuê đủ nghề song khát vọng về một trang trại nuôi cá của riêng mình vẫn âm ỉ cháy... Năm 2007, trong một lần xuống nhà bạn chơi, ông đã mạnh dạn thuê lại hồ nước rộng hơn 10ha tại thôn Minh Khai, xã Thái Thủy để nuôi cá rô phi. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong năm đầu tiên thả nuôi ông chỉ lãi 50 triệu đồng. Sau đó, ông tiếp tục đi học hỏi một số mô hình của các tỉnh lân cận, mạnh dạn đầu tư thuê gần 5ha đất của xã trong vòng 20 năm để nuôi cá.

Ông Tuấn kể: Hồi ấy chỗ đất mà tôi đang thuê là ruộng hoang, đất chua mặn nên phải mất một thời gian dài để cải tạo. Ngoài việc đầu tư máy móc để đào ao, tôi còn xây gần 3km mương máng bao quanh. Để có một trang trại như bây giờ là cả một sự đầu tư và nỗ lực rất lớn.

Thành công từ đam mê

Dạo một vòng thăm mô hình nuôi cá của ông Tuấn, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi quy hoạch rất bài bản, khoa học. Với diện tích gần 5ha, ông đào 7 ao nuôi cá gồm: 1 ao nuôi cá lăng, 2 ao nuôi cá trắm đen, các ao còn lại ông nuôi cá rô phi đơn tính và cá chép. Đặc biệt, năm nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông dành hơn 1ha diện tích mặt ao nuôi thử nghiệm cá rô phi đơn tính theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo ông Tuấn, nếu nuôi cá rô phi đơn tính theo phương pháp này sẽ giúp giảm chi phí về thức ăn, công lao động, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Hệ số thức ăn giảm khoảng 0,6%; năng suất đạt gần 17 tấn/ha.

Vì những đặc tính khác nhau nên mỗi loại cá đều đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Thức ăn của cá được ông đặt mua từ những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, ông Tuấn còn cho ăn cám do chính tay ông sản xuất từ những nguyên liệu như cá biển, cám gạo, đậu tương. Riêng cá trắm đen, ngoài thức ăn công nghiệp, ông còn cho ăn don, trung bình từ 1 - 2 tấn/ngày để bảo đảm thịt cá chắc và ngọt. Giá bán đối với cá lăng chấm từ 450.000 - 700.000 đồng/kg, cá trắm đen từ 250.000 - 500.000 đồng/kg, cá rô phi đơn tính khoảng 250.000 đồng/kg.

Để bảo đảm việc nuôi cá, ngoài lực lượng lao động trong gia đình, ông thuê 4 lao động làm theo thời vụ, hướng dẫn họ kỹ thuật thả nuôi với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ mọi chi phí, ông Tuấn thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm. Đó là thành quả do quá trình nghiên cứu, tìm tòi và nỗ lực không ngừng của người đàn ông tuổi đã ngoại ngũ tuần này.

Trên diện tích trang trại gần 5ha, ngoài nuôi cá, ông Tuấn còn chăn thả 200 con gà ta, 100 đầu lợn, trồng gần 1.000 cây lộc vừng và một số loại cây ăn quả khác như táo, chuối, ổi. Trong thời gian tới, ông sẽ nghiên cứu kỹ thuật thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt để có thể đa dạng con vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Nhận xét về mô hình của ông Tuấn, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy cho biết: Mô hình nuôi cá của ông Tuấn là một trong những mô hình tiêu biểu nhất của xã Thái Thủy nói riêng, huyện Thái Thụy nói chung. Việc ông Tuấn nuôi nhiều loại cá như trắm đen, lăng, rô phi đơn tính..., đặc biệt là việc thử nghiệm hơn 1ha nuôi cá rô phi đơn tính theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp đa dạng hóa cơ cấu đàn cá trong nuôi thủy sản. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện phát triển thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Thu Trang

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang