Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 17/02/2017
Ngày cập nhật:
21/2/2017
Trong quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định phát triển vùng nuôi tôm tập trung tại các địa phương: Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái. Theo quy hoạch, những vùng nuôi tập trung này sẽ được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh kết hợp xen canh với các đối tượng thuỷ sản khác. Bám vào quy hoạch chung của tỉnh, một số địa phương đã và đang xây dựng quy hoạch chi tiết, tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật sản xuất (điện, đường, hệ thống kênh mương, xử lý nước thải...). Qua đó, giúp nhiều hộ dân, doanh nghiệp ngày càng khai thác con tôm hiệu quả, tiếp tục đưa con tôm trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Một khu nuôi tôm tại phường Vạn Ninh, TP Móng Cái trong thời gian phơi ao chờ thả vụ mới.
TP Móng Cái là một trong những địa phương được đánh giá cao trong đầu tư hệ thống hạ tầng sản xuất tại các vùng nuôi tôm tập trung. Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thành phố, năm 2016 tổng diện tích nuôi tôm của địa phương là hơn 1.100ha, sản lượng tôm trên 2.600 tấn, trong đó vùng nuôi tập trung nhiều ở xã, phường: Hải Hoà, Vạn Ninh, Hải Đông... Trước đây, các vùng nuôi tôm ở Móng Cái thường nuôi theo hình thức quảng canh, ao, đầm đắp bằng nền đất là chính, nên giá trị kinh tế thấp, tôm hay bị nhiễm bệnh, tính rủi ro cao. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn chuyển dần từ ao đất sang ao phủ bạt, ao bê tông, nhà kính, chiếm khoảng 40% tổng diện tích. Bên cạnh đó, địa phương còn nỗ lực đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi... phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Trong 2 năm 2015-2016, bằng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất xây dựng nông thôn mới, thành phố đã đầu tư 2,6 tỷ đồng xây dựng 1 trạm điện, 2 tuyến đường giao thông tại khu nuôi tôm tập trung xã Vạn Ninh; cải tạo lại hệ thống kênh mương, đường giao thông, trạm điện xã Hải Đông. Đặc biệt, thành phố đang tập trung quy hoạch chi tiết phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó dự kiến sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm khoảng 1.300ha tại 11 xã, phường. Sau khi quy hoạch xong, thành phố sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại những vùng nuôi tôm tiếp.
Là huyện thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc huy động nguồn vốn đầu tư các công trình hỗ trợ sản xuất khó hơn so với địa phương khác, song xác định nuôi tôm là hướng đi mới, thời gian gần đây huyện Đầm Hà đã dành nguồn lực lớn đầu tư cải thiện hạ tầng cho các vùng sản xuất tôm tập trung. Từ năm 2014-2016, huyện đã dành 11 tỷ đồng đầu tư xây dựng 3 công trình cấp điện cho khu nuôi tôm công nghiệp các xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà. Hiện huyện đang đầu tư gần 40 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, điện, nước từ trung tâm xã Tân Lập ra khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung Việt - Úc. Những dự án hạ tầng này đã và đang tạo ra “cú huých” lớn cho ngành nuôi tôm địa phương phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm.
Các địa phương khác trong tỉnh thời gian gần đây cũng dành nguồn lực lớn đầu tư hạ tầng phát triển nuôi tôm theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, hiện hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu điện, kênh mương...; tại những vùng nuôi tôm tập trung vẫn còn thiếu tính đồng bộ, xuống cấp chưa đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất. Hệ thống công trình thuỷ lợi vẫn dùng chung với hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vụ nuôi.
Theo ông Vương Văn Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh, để gỡ khó cho những bất cập này, thời gian tới các địa phương cần tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng nuôi thuỷ sản đồng bộ, nhất là hệ thống ao nuôi, xử lý nước thải, kiểm dịch cần ưu tiên xây dựng.
Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất hàng hoá nuôi tôm tập trung lớn có sự liên kết chặt chẽ từ đầu vào lẫn đầu ra sản phẩm. Khuyến khích các hộ nuôi, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quy trình, công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng con tôm.
Đặc biệt, thành phố đang tập trung quy hoạch chi tiết phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó dự kiến sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm khoảng 1.300ha tại 11 xã, phường. Sau khi quy hoạch xong, thành phố sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại những vùng nuôi tôm tiếp.
Phạm Tăng
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.