Nguồn tin: Báo Nghệ An, 24/02/2017
Ngày cập nhật:
25/2/2017
Thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đang tích cực xử lý ao đầm, cải tạo ao nuôi sẵn sàng cho thả tôm vụ 1 năm 2017. Năm nay, các hộ đều đầu tư tiền tỷ và chú trọng từ những khâu đầu tiên để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi.
Toàn huyện Quỳnh Lưu có 650 ha nuôi tôm thâm canh, tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, An Hòa... Anh Võ Anh Tuấn, chủ đầm nuôi tôm xã Quỳnh Yên cho biết, vụ nuôi năm nay, gia đình đã đầu tư tiền tỷ, trong đó, bạt chống thấm lót đáy ao cho 1 ha khoảng trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp 3 - 4 lần so với phương pháp xử lý ao đầm thông thường trước đây. Loại bạt này có thể sử dụng được 10 năm liên tục và trong quá trình nuôi tôm. Ảnh: Xuân Hoàng.
Ngoài lót bạt, bà con Quỳnh Lưu còn che chắn ao đầm để tránh các côn trùng mang mầm bệnh vào đầm tôm. Ảnh: Quang An.
Xã Quỳnh Bảng là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất huyện với hơn 100 ha ao nuôi tôm tập trung ở các xóm Mai Giang 1, Mai Giang 2 và vùng giáo xứ Lộc Thủy. Để chuẩn tốt các điều kiện thả nuôi tôm vụ 1, bà con đang khẩn trương xử lý ao nuôi, lắp đặt các hệ thống sục khí... Trong ảnh: Ông Hoàng Xuân Hải ở xóm Mai Giang 1, Quỳnh Bảng lắp đặt hệ thống sục khí, chuẩn bị ống vòi bơm nước vào ao nuôi tôm. Ảnh: Việt Hùng
Đây là vụ đầu tiên anh Hà Văn Cường cùng bạn bè từ huyện Yên Thành ra xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu nhận thầu hơn 2 ha đất để nuôi tôm. Từ ao nuôi ban đầu, anh thuê máy móc đắp bờ, tạo thành nhiều ao để nuôi tôm trị giá gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Việt Hùng
Anh Cường chia sẻ, ao nuôi tôm của anh được xây dựng khá công phu; 2 ao lắng và 2 ao nuôi đều được lót bạt đen (đây là loại bạt không thấm, hạn chế khí độc trong quá trình nuôi); sau đó thuê thợ và máy xúc đào sâu 20 mét trong ao lắng để đặt cống; tác dụng của đặt cống là làm nơi thoát cũng như cấp nước vào ao nuôi. Thông qua hệ thống này, người dân có thể phát hiện tỷ lệ tôm chết, hoặc lột xác để xử lý kịp thời. Ảnh: Việt Hùng
Tại vùng nuôi tôm xã Quỳnh Thanh, tất cả ao nuôi đều được người dân xử lý vôi bột. Sau bón vôi sẽ lấy nước vào qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước. Ảnh: Việt Hùng
Những diện tích mới bắt đầu nuôi tôm còn được gia cố bằng xi măng sạch sẽ. Ảnh: Việt Hùng
Con giống tôm cũng đã sẵn sàng. Hiện nay Quỳnh Lưu có 8 cơ sở sản xuất tôm giống tập trung ở xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh. Ảnh: Việt Hùng.
Dự kiến lịch thả tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu sẽ bắt đầu từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 với lượng tôm giống được thả là trên 450 triệu con. Ảnh: Việt Hùng
Nhóm P.V
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.