Nguồn tin: Báo Bình Định, 05/03/2017
Ngày cập nhật:
7/3/2017
Những trận lũ lớn vào cuối năm 2016 đã làm cho 493 ha hồ nuôi tôm ở Tuy Phước (Bình Định) bị sạt lở, hư hỏng nặng. Ðể chuẩn bị vào vụ nuôi tôm 2017, huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng vận động người nuôi tôm tập trung đắp lại bờ ao và tiến hành cải tạo hồ nuôi để đầu tháng 3 này xuống giống vào vụ mới.
Người nuôi tôm ở Tuy Phước cải tạo hồ, chuẩn bị vào vụ nuôi mới. Ảnh: XUÂN THỨC
Ông Phạm Quang Ân, Phó Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: Theo kế hoạch, diện tích nuôi tôm toàn huyện hơn 971 ha mặt nước, phấn đấu đạt năng suất 1,2 tấn/ha, tổng sản lượng 1.200 tấn. Huyện đã ban hành lịch thời vụ và phương thức nuôi cụ thể từng vùng nuôi, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm; thời vụ nuôi vụ 1 bắt đầu từ 1.3, vụ 2 bắt đầu ngày 1.7. Khuyến cáo nuôi thâm canh, bán thâm canh đối với những ao hồ đủ điều kiện ở khu vực trên đê, với diện tích khoảng 100 ha; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi xen tôm sú hoặc cua xanh ghép với cá chua, cá dìa, cá đối. Khuyến cáo không nuôi ghép tôm với cua (2 đối tượng này cùng lớp giáp xác, cạnh tranh thức ăn, không gian sống, mầm bệnh lây lan, ăn lẫn nhau khi lột xác).
Ngành chức năng của huyện phối hợp chính quyền các xã ven đầm Thị Nại: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái phù hợp từng vùng nuôi.
Trong những ngày qua, người nuôi tôm ở Tuy Phước đã tập trung khôi phục, ao hồ, tu sửa các cống điều tiết nước. Tại vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng, được hưởng lợi từ Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) nuôi tôm theo hướng VietGap, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, hơn một tháng nay bà con đã cải tạo hồ, chuẩn bị vào vụ mới. Ông Đỗ Ngọc Du, người nuôi tôm ở đây, bộc bạch: Được Dự án CRSD tài trợ từ năm 2016 đến nay, nhìn chung thực hiện nuôi tôm theo hướng VietGap đã mang lại kết quả khả quan, dịch bệnh tôm không xảy ra, bước đầu đã có lãi. Riêng tui với 7.500 m2 ao nuôi tôm xen cá qua thu hoạch năm 2016 có lãi gần 50 triệu đồng. Trước đây mình ham nuôi thả mật độ quá dày, chăm sóc không đúng qui trình nên tôm nuôi thường bị dịch bệnh. Bước vào vụ nuôi mới, tui đầu tư 15 triệu đồng cải tạo hồ và dự kiến đầu tháng 3 thả tôm giống vào nuôi.
Ông Phan Văn Chạy, Trưởng ban quản lý cộng đồng nuôi tôm vùng Đông Điền, chia sẻ: Vùng nuôi tôm Đông Điền có 42 ao nuôi/45 hộ với diện tích 22 ha, năm rồi nuôi tôm theo hướng VietGap có thu nhập khá hơn trước, lãi từ 30 - 60 triệu đồng/ha. Bà con rất phấn khởi nên năm nay cải tạo hồ kỹ hơn, tham gia tập huấn đầy đủ và còn được sự tài trợ 50% giá giống tôm của Dự án CRSD.
Theo ông Phạm Quang Ân, địa phương đang tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tôm, vận động bà con nuôi tôm chủ động khai báo khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường để ngành chức năng tập trung hỗ trợ xử lý kịp thời, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng, bảo đảm vụ nuôi tôm 2017 thắng lợi.
XUÂN THỨC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.