Nguồn tin: Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, 16/03/2017
Ngày cập nhật:
22/3/2017
Từ khi chuyển dịch đến nay, người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau đã áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm trên vùng đất một vụ lúa, một vụ tôm. Thế nhưng chưa có mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng. Mô hình ươm tôm trong vèo lưới hay trong vèo bạt cao su đặt dưới vuông nuôi tuy mới thử nghiệm, nhưng theo đánh giá của các hộ dân và ngành chuyên môn thì mô hình này sẽ tạo ra hiệu quả tích cực và có thể được nhân rộng trong thời gian tới.
Chỉ cần có ít lưới mành hay bạt cao su và tùy theo diện tích thả nuôi mà người nuôi tôm làm vèo ươm cho thích hợp. Tôm giống cần được kiểm định chất lượng trước khi ươm, trong thời gian ươm tôm cần bổ sung thêm thức ăn để tôm mau lớn. Vèo ươm phải vệ sinh thường xuyên để hạn chế rong, rêu bám vào nhằm tạo thông thoáng cho việc trao đổi nước giữa bên trong và bên ngoài. Điểm mới của việc ươm tôm trong vèo này là phải có thêm máy chạy oxy để tạo nguồn oxy hòa tan và đẩy chất thảy từ con tôm cũng như thức ăn dư thừa ra bên ngoài. Tùy theo điều kiện thời tiết mà từ 15 đến 25 ngày ươm trong vèo, tôm có thể được thả ra bên ngoài để nuôi.
Là một lão nông, nên ông Huỳnh Văn Dũng ở ấp Kinh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình luôn trăn trở tìm mô hình nuôi tôm cho thích hợp với đồng đất ở đây nhưng chưa tìm ra được mô hình nào hiệu quả. Từ khi Dự án nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác Tôm – Lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long tài trợ tôm giống, hỗ trợ tiền cải tạo đất và kỹ thuật nuôi cho gia đình Ông thì Ông đã rất phấn khởi. Vèo ươm rất dễ làm, rẻ tiền, tôm lớn nhanh và kiểm soát được lượng tôm thả ra bên ngoài. Tỷ lệ tôm sống trong vèo từ 70% trở lên nên ông rất tin tưởng mô hình này sẽ thành công trong thời gian tới. Ông phấn khởi chia sẻ:” nếu mô hình làm thành công thì nhờ nhà nước hỗ trợ thêm kỹ thuật. Quan tâm hơn nữa cho chúng tôi tiếp cận dự án rồi nhân rộng mô hình này cho bà con để xóa đói giảm nghèo”.
Đại diện dự án xuống hiện trường để hướng dẫn kỹ thuật cho hộ dân ươm tôm con trước khi thả ra bên ngoài
Ths. Lê Văn Trúc, Phó Phân viện trưởng, phân viên nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu là người đề xuất mô hình và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con cho biết:” sau 15 ngày ươm người ta có thể kiểm soát được lượng tôm thả ra là bao nhiêu con và vèo theo cách này sẽ tăng tỷ lệ sống của con tôm lý do con tôm ươm trong điều kiện như vậy giảm hao hụt do dịch hại ở trong ao ăn đi và người ta biết chắc rằng sau thời gian ươm tôm người ta còn lại bao nhiêu trước khi thả ra ao nuôi”.
Tuy mới thử nghiệm và chưa đánh giá được kết quả, nhưng bước đầu đã thấy được tín hiệu tích cực. Nếu thành công ở vụ nuôi này thì cần nhân rộng mô hình để người dân trong tỉnh áp dụng rộng rãi. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, bên cạnh áp dụng những mô hình mới vào sản xuất thì người nuôi tôm cũng cần cần phải nắm vững kỹ thuật, tuân thủ đúng lịch thời vụ và chọn con giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để ứng dụng vào sản xuất. Có như vậy thì mới tăng thu nhập, cải thiện được kinh tế gia đình và góp phần cho ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung phát triển ổn định và bền vững./.
Văn Bạch
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.