Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 31/03/2017
Ngày cập nhật:
1/4/2017
Những năm gần đây, nghề nuôi, sản xuất và kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TPHCM được đánh giá là một trong những nghề có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Việc phát triển nghề nuôi thủy sản có chiều hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở các quận 8, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ Chi và rải rác ở quận 9, Thủ Đức.
Hiện nay, có rất nhiều chủng loại cá cảnh được nuôi phổ biến và một trong những loài cá cảnh có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, có nhiều tiềm năng xuất khẩu, phù hợp cho nông nghiệp đô thị là cá chép Nhật.
Mô hình nuôi cá chép Nhật tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh
Đây là loài cá ăn tạp rất đa dạng về màu sắc, phối hợp từ các màu cơ bản như trắng, đỏ, đen, vàng, cam, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam và tương đối dễ nuôi, thích hợp ở vùng nước ngọt hoặc môi trường nước có độ mặn đến 6‰, hàm lượng oxy trong ao nuôi tối thiểu 2,5 mg/l, độ pH từ 6 - 9 (dao động không quá 0,5 trong ngày), nhiệt độ nước 20 oC - 27oC, độ trong 30cm - 50cm, mực nước 1,2m - 1,5m. Đặc biệt, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nuôi sống cao và hầu hết người nuôi và kinh doanh cá chép Nhật đều sống được với nghề. Trong số đó, phải kể đến mô hình trình diễn khuyến nông của hộ Trần Văn Vinh ở ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh. Với quyết tâm làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình, anh đã mạnh dạn bố trí diện tích ao thả nuôi 120.000 con cá giống trên 2.000m², với tỷ lệ nuôi sống đạt 80%, cỡ cá thu hoạch 60g/con, giá bán 5.000 đồng/con; mỗi năm sau khi trừ chi phí (cá giống, thức ăn, công lao động,...), lợi nhuận thu được khoảng 250 triệu đồng.
Theo anh Vinh, thị trường xuất khẩu cá cảnh đang khởi sắc, đối tượng xuất khẩu là các loài cá có giá trị cao như cá chép Nhật. Hiệu quả nghề nuôi cá chép Nhật mang lại rất khả quan. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập ổn định, người nuôi cần chú ý đến chất lượng nguồn nước, vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình. Bên cạnh đó, khi cá đạt kích cỡ nên thu tỉa bán dần, tránh tình trạng trữ hàng dẫn đến cung vượt quá cầu, dễ bị thương lái ép giá.
Ngoài hiệu quả kinh tế, nuôi cá chép Nhật thương phẩm còn giúp tạo được công ăn việc làm cho những lao động nông nghiệp trực tiếp và gián tiếp, giảm tình trạng bỏ ruộng hoang, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Do vậy, quý bà con có nhu cầu được tư vấn về kỹ thuật nuôi cá chép Nhật, vui lòng liên hệ Trung tâm Khuyến nông TPHCM, số 43 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1; điện thoại (08) 38221131, để được hỗ trợ giúp tăng gia sản xuất
ThS: Liễu Kiều
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.