Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 08/05/2017
Ngày cập nhật:
12/5/2017
Có thể nói, một trong những bài học cho nuôi tôm thành công chính là tạo và giữ được nguồn nước sạch cho con tôm phát triển. Đây được coi là khâu quan trọng nhất và quyết định đến chất lượng con tôm. Tuy nhiên, nạn ô nhiễm nguồn nước thật sự làm đau đầu người nuôi tôm, nhất là các trang trại nuôi tôm với quy mô lớn. Việc con tôm không hấp thụ hết thức ăn, xả thải chất hữu cơ dư thừa càng làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Vậy, đâu là lời giải về bài toán nước sạch cho con tôm?
Hệ thống kênh thủy lợi dẫn nước vào phục vụ nuôi tôm ở vùng sản xuất phía Nam Quốc lộ 1A.
Chế biến tôm xuất khẩu ở huyện Hòa Bình. Ảnh: Tú Anh
Đau đầu vì nước thải ao tôm
Để nuôi tôm thành công thì trước khi bắt đầu nuôi tôm, cùng với quá trình cải tạo ao đầm, thì ao cần được điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp như: độ pH, độ kiềm, nhiệt độ, độ mặn, lượng ôxy hòa tan... nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho con tôm sống khỏe.
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, các yếu tố này đều có thể điều chỉnh được và người nông dân hoàn toàn có thể tự làm trước khi bắt đầu thả nuôi tôm. Ví dụ như độ pH của nước trong ao nuôi tôm nên được duy trì trong khoảng từ 7,8 - 8,2. Biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0,5. Hàm lượng ôxy hòa tan của nước trong ao cũng nên được điều chỉnh dao động từ 4,0 - 6,0mg/l để tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố không thể kiểm soát được như: thời tiết thất thường, đặc biệt là nguồn nước cấp đầu vào từ hệ thống kênh thủy lợi. Đây được xác định là một trong những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho phát triển nghề nuôi tôm bền vững hiện nay, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sản xuất chung chưa được phát huy.
Cụ thể tại nhiều đồng tôm ở huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình thuộc vùng sản xuất phía Nam Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu, người ta vẫn thấy những trang trại hoặc các vuông tôm tháo nước nuôi thải trực tiếp ra ngoài và lấy nước vào nuôi như thường lệ. Ít ai ngờ những dòng nước xả thải ra - vào không theo trật tự sẽ trở thành nguy cơ đầu tiên gây bệnh và làm chết tôm sau này. Cái vòng luẩn quẩn giữa thải ra và lấy vô không thông qua hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ, gây suy thoái hệ sinh thái khu vực và kéo theo nạn tôm chết hàng loạt, do dịch bệnh lây lan là khó tránh khỏi. Ông Trung Kiên (một hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) cho biết: “Nhà tôi có mấy héc-ta nuôi tôm và cũng đã nuôi trong nhiều năm. Thế nhưng, lúc tôm chết thì biết là chết thôi. Do sử dụng chung hệ thống thủy lợi nên rất khó phát hiện ai xả nước tôm chết, mình cần lấy nước nuôi tôm thì lấy thôi”.
Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản: Để nuôi tôm đạt hiệu quả, sau khi đã chuẩn bị được môi trường nước đúng chuẩn để thả tôm, từ thời điểm đó, cho tôm ăn cũng trở thành vấn đề quan trọng nhất với môi trường nước. Bằng chứng là với số lần cho ăn từ 3 - 5 cữ/ngày, lượng thức ăn đưa xuống ao tôm ngày một nhiều và tăng dần theo thời gian trong suốt vụ nuôi. Với lượng thức ăn lớn như vậy, liệu con tôm có hấp thụ triệt để hay không? Và khi tôm không tiêu thụ hết, lượng thức ăn dư thừa còn lại tồn đọng ngoài môi trường. Yếu tố đó cộng thêm các xác tảo tàn và phân thải của tôm… sẽ làm cho nước ao nuôi ngày càng ô nhiễm, kéo theo việc phát sinh mầm bệnh gây hại và có thể bùng phát thành bệnh gây thiệt hại trên diện rộng từ nguyên nhân này.
Thật vậy, trong thực tế tôm nuôi chỉ có thể hấp thu được từ 37 - 40% giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn. Như vậy, một lượng lớn chất hữu cơ dư thừa sẽ được thải ra nền đáy ao tôm thông qua lượng phân thải và thức ăn dư tôm không sử dụng hết. Theo thời gian, lượng chất hữu cơ ở nền đáy tăng dần, từ đó làm tăng sự phát triển của tảo trong những ngày có cường độ chiếu sáng mạnh và kéo dài. Nguy cơ tàn lụi của tảo sẽ diễn ra trong những ngày sau đó dẫn đến làm thay đổi các thông số ao nuôi như pH thay đổi, dao động ngày đêm; nồng độ ôxy hòa tan trong nước giảm đi, lớp bùn đáy ao tăng dần theo thời gian do xác tảo tàn, thức ăn dư thừa và phân tôm thải ra. Từ đó dẫn đến nguy cơ bùng phát khí độc. Khi đó trạng thái cân bằng, ổn định của ao nuôi bị thay đổi theo hướng bất lợi cho tôm. Tôm có hiện tượng dạt bờ, hoặc búng trên mặt nước, hoặc đen mang/mòn bộ phụ, hoặc chết rải rác. Khi đó người nuôi sẽ rơi vào tình trạng hoang mang và tìm mọi cách để cứu đàn tôm, dẫn đến thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi và hệ sinh thái khu vực.
Nhu cầu của nuôi tôm sạch
Với thực trạng như thế, người nông dân cần đến một giải pháp hữu hiệu nhưng vẫn mang tính ổn định, bền vững nhằm kiểm soát được lượng chất hữu cơ xả thải ra nền đáy ao và duy trì ổn định môi trường nước ao nuôi. Ông Nguyễn Văn Quắn chia sẻ kinh nghiệm: “Trước đây nuôi tôm thường bị thất bại vì ô nhiễm môi trường nước, nhưng từ khi sử dụng thử chế phẩm sinh học thì tôm nuôi khỏe và mau lớn. Đến nay, tôm nuôi của gia đình đã gần 2 tháng và lớn nhanh, kích cỡ tôm đồng đều và trông chúng rất khỏe, đặc biệt là môi trường nước rất sạch”.
Theo ông Quắn, chế phẩm sinh học ấy là chế phẩm sinh học tiên tiến từ Nhật Bản - hiệu AmBio, đã giúp gia đình ông có thêm một “công cụ tự vệ” từ các chủng vi sinh vật có lợi ở dạng nước. Vi sinh này sẽ phân giải các dưỡng chất có trong thức ăn thành dạng dễ tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ triệt để. Kết quả là chất hữu cơ thải ra môi trường nước cũng giảm xuống nhiều, giúp giảm mầm bệnh và các vi khuẩn có hại. Nước xả thải ra môi trường cũng giảm theo, bớt ô nhiễm và con tôm khỏe mạnh hơn.
Sau khi đi vào cơ thể tôm, các vi sinh vật hữu ích AmBio lại tiếp tục theo phân tôm ra ngoài thể hiện hoạt lực phân giải mạnh mẽ các mùn bã hữu cơ trên nền đáy ao tôm, đem đến nhiều hiệu quả như: giảm khí độc, giảm mùi hôi tanh trong ao, ngăn vi sinh vật gây bệnh bùng phát… Ngoài ra, vi sinh sống AmBio còn sản sinh ra các “kháng sinh tự nhiên” kìm hãm và tiêu diệt hại khuẩn trong ao, thiết lập trạng thái cân bằng từ đáy ao cho đến môi trường nước. Nếu người nuôi tuân thủ việc thường xuyên bổ sung vi sinh sống vào thức ăn cho tôm xuyên suốt vụ nuôi thì nền đáy ao và môi trường nước ao nuôi sẽ thường xuyên được duy trì ổn định, do kiểm soát được lượng vật chất hữu cơ dư thừa.
Với những lợi ích thiết thực mang lại từ chế phẩm sinh học, nhiều nông dân xem AmBio như một giải pháp cho nuôi tôm “có hậu” và không ngừng giúp nông dân làm giàu. Và hơn cả là tạo ra sản phẩm tôm sạch vì không phải tốn tiền đầu tư kháng sinh lo trị bệnh cho con tôm. Cũng như góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sản xuất và hướng đến xây dựng các mô hình nuôi tôm phát triển bền vững.
Ngọc Thương
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.