• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần định kỳ "giải độc" gan cho cá tra

Nguồn tin: Tiền Giang, 13/05/2017
Ngày cập nhật: 17/5/2017

Giống như các loài động vật khác, gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá tra. Thực tế, mức độ thâm canh nuôi cá tra ngày càng cao sẽ khiến cho gan cá phải hoạt động "quá sức" do phải loại thải ra khỏi cơ thể nhiều loại hóa chất, kháng sinh mà người nuôi bỏ vào ao nuôi, thức ăn cá. Do đó, việc định kỳ "giải độc" cho gan cá bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoạt động chức năng gan là vô cùng cần thiết để giúp cá tra ít bị bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Theo Ths Nguyễn Văn Tư, Giảng viên Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, gan có vai trò rất quan trọng đối với cá tra nuôi, do cơ quan này đảm trách chức năng tổng hợp protein huyết tương, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, sản sinh ra các enzyme và loại thải các chất độc (độc tố nấm, hóa chất, kháng sinh) ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, gan còn sản xuất dịch mật để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn; nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng được thực hiện tại gan có chức năng điều hòa hoạt động trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Trong những năm gần đây, nông dân nuôi cá tra liên tục nâng cao mật độ sản xuất, nhằm tăng sản lượng cá tra trên cùng một đơn vị diện tích. Trong điều kiện thả nuôi như vậy, nếu việc quản lý chất lượng nước, thức ăn và sức khỏe cá không đảm bảo kỹ thuật sẽ khiến cho cá nuôi bị stress, sức đề kháng kém. Khi đó, hoạt động của các tế bào gan sẽ bị ảnh hưởng và chức năng của gan sẽ bị suy yếu làm cho cá tăng trưởng chậm, chất độc không được loại thải ra khỏi cơ thể triệt để nên sức khỏe giảm sút khiến mầm bệnh dễ tấn công cơ thể cá gây ra bệnh.

Hoạt động nuôi cá tra thương phẩm phục vụ chế biến xuất khẩu hiện nay chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, phần nhỏ sử dụng thức ăn tự chế với các loại nguyên liệu như bột cá, cám gạo, mì lát, bắp... Trong khi đó, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và ẩm độ cao nên khả năng xuất hiện độc tố của nấm mốc (Aflatoxin) trong các loại nguyên liệu, thức ăn cá tra là rất cao nếu điều kiện bảo quản kho chứa không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như nhà kho không thông thoáng, nhiệt độ và độ ẩm cao, nắng chiếu trực tiếp, mưa tạt...

Khi độc tố nấm mốc xuất hiện trong thức ăn cá sẽ có tác động xấu đến cá nuôi, nhất là gan cá vì cơ quan này phải hoạt động hết công suất để loại thải chất độc này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, mức độ tác động này có thể nặng nhẹ khác nhau tùy theo nồng độ độc tố nấm có trong thức ăn cá. Nếu nồng độ độc tố nấm trong thức ăn cá cao sẽ làm cho gan bị xơ nên không thể thực hiện được chức năng bình thường làm cho cá chậm lớn, sức đề kháng yếu, tỷ lệ chết cao; còn nếu nồng độ độc tố nấm thấp cũng ảnh hưởng phần nào đến sinh trưởng bình thường của cá. Do đó, việc sử dụng các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi cá tra thâm canh là vô cùng cần thiết để giảm thiểu tác hại của độc tố nấm đến hoạt động phát triển bình thường của gan cá.

Hiện nay, các sản phẩm tăng cường chức năng gan (giải độc gan) cho cá tra thường có thành phần gồm sorbitol, inositol, choline và methionine. Trong đó, sorbitol có vai trò kích thích sự tiết mật, các enzyme tiêu hóa và một số hormone giúp quá trình tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời duy trì hoạt động bình thường của gan và cơ thể. Inositol và choline giúp cơ thể tăng cường việc sử dụng chất béo, làm giảm việc tích lũy chất béo trong gan và cơ thể, tăng cường việc chuyển hóa chất béo tích lũy trong gan thành phospholipid để làm giảm hàm lượng chất béo trong gan. Ngoài ra, methionine và choline có vai trò cung cấp nhóm methyl (-CH3) cho một số phản ứng sinh hóa phức tạp, nhằm chuyển những chất độc trong quá trình nuôi như độc tố nấm, hóa chất, kháng sinh... thành những chất không độc trước khi được bài tiết ra khỏi cơ thể.

Trong điều kiện nuôi cá tra thâm canh (mật độ cao) như hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm tăng cường chức năng gan theo hướng dẫn của nhà sản xuất là cần thiết để giúp cá sinh trường tốt, giảm bệnh, giảm hao hụt... Tuy nhiên, bà con nuôi cá tra cần lựa chọn thức ăn chất lượng, bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sử dụng hóa chất, kháng sinh khi thật sự cần thiết, mật độ cá thả nuôi phù hợp với kỹ thuật nuôi và công nghệ nuôi, duy trì chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi để giúp cá có sức khỏe tốt, ít bệnh, giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp hiệu quả nuôi cá tra đạt cao hơn.

Thành Công

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang