• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhân nuôi bảo tồn cá cóc

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 05/12/2019
Ngày cập nhật: 9/12/2019

Mới đây, 8 cá thể cá cóc Việt Nam đã được gửi từ Vườn thú Cologne (Đức) đã đến sân bay Nội Bài, đây là một trong những nỗ lực để chuyển giao cá cóc Việt Nam từ Đức về Việt Nam để nhân nuôi bảo tồn.

Các cá thể cá cóc Việt Nam đã được chuyển đến Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) để nuôi cách ly và tạo nguồn con giống phục vụ nhân nuôi bảo tồn. Trong tương lai, cá cóc sinh sản tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có thể sẽ được thả lại tự nhiên nhằm phục hồi quần thể của loài lưỡng cư quý hiếm này ở Việt Nam.

Cá cóc Việt Nam (Tylototriton vietnamensis) được mô tả là loài mới cho khoa học vào năm 2005 với mẫu chuẩn thu thập ở vùng đông bắc Việt Nam. Đây là một loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam, có tên trong danh sách các loài động vật được bảo vệ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và được xếp ở bậc EN (nguy cấp) theo danh lục đỏ IUCN (2019). Loài này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái và bị khai thác quá mức để làm sinh vật cảnh.

Trong bối cảnh đó, Vườn thú Cologne (Đức) và Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã hợp tác nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này từ năm 2008 đến nay. Các chương trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, quan hệ di truyền và đánh giá hiện trạng quần thể được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của cả hai cơ quan. Kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để xây dựng hồ sơ đưa loài cá cóc Việt Nam vào danh lục đỏ IUCN (năm 2016), phụ lục II CITES (năm 2019) và nghị định của Chính phủ (năm 2019), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài. Chương trình bảo tồn tại chỗ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng đã được triển khai ở một số khu bảo tồn như Tây Yên Tử (Bắc Giang), rừng quốc gia Yên Tử và Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Quảng Ninh).

N.H

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang