Nguồn tin: Báo Bình Định, 16/02/2020
Ngày cập nhật:
18/2/2020
Theo lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 do Sở NN&PTNT ban hành, toàn tỉnh Bình Định thả nuôi trên diện tích hơn 2.100 ha. Riêng tôm nuôi vụ 1 sẽ thả giống từ tháng 2 đến tháng 4 tùy theo từng vùng nuôi. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo người nuôi tuân thủ lịch thời vụ để đảm bảo hiệu quả vụ nuôi tôm mới.
Người nuôi tôm ở xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) thả tôm giống từ giữa tháng 2.2020, sớm hơn lịch thời vụ nửa tháng.
Tổng diện tích thả nuôi tôm năm nay của huyện Tuy Phước hơn 971 ha, trong đó có khoảng 90 ha nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến, xen canh. Ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: “Chúng tôi phối hợp các địa phương tuyên truyền người dân nuôi tôm thực hiện đồng bộ các khâu từ cải tạo, xử lý môi trường ao nuôi, chọn con giống đảm bảo chất lượng, thả nuôi mật độ phù hợp, phòng chống dịch bệnh; nhất là tuân thủ lịch thời vụ thả tôm giống từ đầu tháng 3.2020. Nhưng tại một số xã, người nuôi đã thả tôm giống trước lịch thời vụ, chúng tôi đang kiểm soát chặt các trường hợp này để kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra”.
Đang chuẩn bị thức ăn cho tôm tại 2 ao nuôi có diện tích 3.000 m2, thả nuôi gần 50.000 con giống tôm thẻ chân trắng, ông Trương Ngọc Anh, ở thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), giải thích: “Do thời tiết nắng nóng kéo dài và lũ không xuất hiện trong năm qua nên người nuôi tôm lo cải tạo ao sớm, xử lý môi trường để lấy nước đảm bảo độ mặn trong ao và thả tôm giống từ giữa tháng 2.2020, sớm hơn lịch thời vụ nửa tháng. Song, chúng tôi ở đây đều thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng về phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi, như tăng cường quạt nước sục khí tạo ô xy, thức ăn của tôm được trộn thêm thuốc bổ gan, tỏi, chuối chín, lá trầu xay nhuyễn để tăng cường đề kháng cho tôm”.
Toàn huyện Hoài Nhơn thả nuôi tôm trên diện tích khoảng 123 ha. Theo lịch thời vụ, người nuôi sẽ thả tôm giống từ đầu tháng 3.2020. Riêng vùng nuôi phía Nam của huyện tại các xã Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoài Hương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt thì thả nuôi giữa tháng 2.2020. Ông Võ Duy Trí, ở thôn Kim Giao Trung, xã Hoài Hải, chia sẻ: “Hai vụ tôm năm trước, giá tôm thương phẩm giảm sâu, dịch bệnh phát sinh nên người nuôi tôm gặp khó. Bà con đang chuẩn bị thả nuôi vụ mới với hy vọng sẽ thuận lợi hơn. Đến đầu tháng tới, tôi sẽ thả nuôi khoảng 80.000 con tôm thẻ chân trắng trong 2 ao nuôi diện tích 3.000 m2¬¬”.
“Trong vụ 1 năm nay, đơn vị sản xuất hơn 2 triệu con giống tôm sú. Chúng tôi đã chỉ đạo Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản cơ sở tại xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, kiểm soát chất lượng con giống, nhằm đảm bảo cung cấp ra thị trường nguồn tôm giống đảm bảo chất lượng”.
Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống Nông nghiệp (Sở NN&PTNT
UBND tỉnh cũng đã ban hành chỉ thị tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản năm 2020. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Phúc cho biết: “Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh, Sở đã ban hành lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản; giám sát dịch bệnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nuôi tôm tuân thủ lịch thời vụ, áp dụng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi thủy sản tổng hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Trước tình hình thời tiết bất thường, ngành chức năng của tỉnh đã khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm phòng ngừa dịch bệnh tôm, đảm bảo tôm nuôi sinh trưởng tốt. “Cùng với việc hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm, Chi cục đã cấp phát 20 tấn sodium chlorite 20%, 30 tấn chlorine 65%, 100 lít benkocid cho các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn để hỗ trợ người dân xử lý môi trường, khử trùng ao nuôi”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết.
ĐOÀN NGỌC NHUẬN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.