• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Ninh: Thanh niên Lương Tài lựa chọn khởi nghiệp từ nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 12/01/2020
Ngày cập nhật: 14/1/2020

Tận dụng lợi thế và tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nhiều thanh niên Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) lựa chọn nuôi trồng thủy sản để khởi nghiệp. Dưới sự hỗ trợ, đồng hành tích cực của Huyện Đoàn Lương Tài, bước đầu những mô hình này đem lại hiệu quả giúp họ lập thân, lập nghiệp tại quê hương.

Tới thăm mô hình của chị Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1984), thôn Lương Xá, xã Phú Lương mới thấy, với bàn tay và tư duy của người trẻ, cả khu ruộng đồng được quy hoạch, cải tạo bài bản. Tiếp quản diện tích đất trũng vốn hoạt động kém hiệu quả của gia đình từ đầu năm 2018, chị Loan cùng chồng mạnh dạn vay mượn đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho 8,5 mẫu VAC kết hợp nuôi cá, ếch, ngan, lợn. Lắp đặt nhiều máy móc hiện đại như máy quạt nước tạo sóng, khu nuôi cá sông trong ao, máy cho cá ăn tự động lập trình thời gian 7-10 giây bắn thức ăn ra xa nhờ vậy giúp anh chị tiết kiệm thời gian cho cá ăn. “Muốn thành công mình xác định phải đầu tư nhiều vốn, công sức chấp nhận thời gian thu hồi chậm, bởi lĩnh vực nông nghiệp vốn chứa đựng rủi ro. Nhưng tôi tin, nếu mình tìm hiểu thật kỹ, nhất là nuôi trồng thủy sản mình có thể thu lợi nhuận ổn định”- Chị Loan bày tỏ.

Tương tự, anh Trần Duy Cường, thôn Nghĩa La, xã Trung Chính - người vừa tạo dựng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp chia sẻ: “Sau khi đi xuất khẩu lao động về nước, tôi cũng thử sức ở một vài ngành nghề đi nhiều nơi nhưng rồi nhận thấy chẳng đâu bằng quê mình. Sẵn vườn, sẵn ao nhà có, chỉ cần tôi kiên trì và thay đổi tư duy sản xuất, canh tác truyền thống, việc khởi nghiệp từ nông nghiệp vừa tận dụng được tiềm năng sẵn có, lại vừa giúp thanh niên được sống gần với gia đình. Hiện nay, với vai trò là Bí thư Chi đoàn thôn, tôi cũng đang vận động các bạn trẻ khác như vậy”. Với số vốn tích cóp được những năm đi làm ăn xa, cùng với sự hỗ trợ cho vay 350 triệu đồng từ nguồn vốn Thanh niên khởi nghiệp, hiện nay, anh Cường có 1 mẫu rưỡi làm VAC kết hợp, trong đó có 9 sào nuôi cá trắm, chép, trôi, mè cho ăn kết hợp cỏ và thức ăn công nghiệp. Ngoài ra anh còn nuôi 27 con nghé thương phẩm và xoay vòng cứ 6 tháng xuất bán 1 lần. Thu nhập 1 năm của mô hình dự kiến đạt 300 triệu đồng.

Nhận định về những mô hình này, anh Phạm Minh Khôi, Bí thư Huyện đoàn Lương Tài cho biết: “Là huyện thuần nông, chúng tôi triển khai nhiều phong trào, chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cùng nông nghiệp ngay tại quê hương. Để từ những thành công đó có thể tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như định hướng giúp các thanh niên khác không phải ly hương nơi xứ người”. Thời gian qua, huyện Đoàn phối hợp thực hiện nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, giảng dạy về nuôi trồng thủy sản ứng dụng con giống, kỹ thuật nuôi mới và tổ chức cho các mô hình thanh niên trao đổi kinh nghiệm, tham quan lẫn nhau. Ngoài ra, nắm bắt tình hình của các đoàn viên, thanh niên, Huyện đoàn Lương Tài phổ biến, hướng dẫn giúp họ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Được biết, đơn vị này phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân nguồn vốn hơn 1,63 tỷ đồng cho 8 mô hình thanh niên khởi nghiệp vay với mức từ 300- 500 triệu đồng, thời hạn vay từ 12-36 tháng. Hầu hết, các mô hình vay vốn đều được thẩm định rõ ràng, hỗ trợ giải quyết thủ tục nhanh chóng đi kèm với việc giám sát sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên việc 6 tháng phải trả gốc và lãi một lần cũng khiến một số thanh niên chưa kịp xoay vòng vốn, trong khi rất nhiều thanh niên không có, hoặc có tài sản thế chấp giá trị thấp, khiến quá trình giải ngân vốn vay khởi nghiệp gặp vướng mắc. Chị Nguyễn Thị Loan chia sẻ: “Bên cạnh nuôi cá, chúng tôi đang có nhu cầu vay 500 triệu để mua thêm con giống lợn. Sau dịch tả lợn nhà tôi không bị thiệt hại về lợn thương phẩm nhưng giá mua con giống rất cao so với trước đây khiến chúng tôi khó khăn trong tái đàn. Tôi đã làm hồ sơ nhưng chưa được ngân hàng đồng ý do chưa thống nhất được việc định giá tài sản thế chấp”.

Nhận diện được những tồn tại đó, thời gian tới, Huyện đoàn Lương Tài sẽ kịp thời phối hợp, kiến nghị với các cấp chính quyền, ngân hàng gỡ vướng về mặt thủ tục pháp lý, giúp thanh niên dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay hơn. Ngoài ra khuyến khích thanh niên chăn nuôi an toàn sinh học, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết các mô hình thanh niên nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả, từ đó, khẳng định đây là cho hướng phát triển kinh tế rất phù hợp với địa bàn thuần nông này.

Song Giang

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang