• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 29/05/2020
Ngày cập nhật: 1/6/2020

Gia đình ông Vương Văn Hải ở khu 10, xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa thu hoạch cá giống, phục vụ nhu cầu của người dân trong xã.

Những năm gần đây, ngành thủy sản chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, song được sự chỉ đạo sát sao của tỉnh Phú Thọ và sự nỗ lực vượt khó của người dân trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, chuyển đổi cơ cấu thời vụ, giống nuôi nên đã khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh hiện ổn định khoảng 10.200ha, phấn đấu trong năm 2020 tổng sản lượng thủy sản đạt trên 40.000 tấn.

Nhiều địa phương đã xác định phát triển thủy sản là một trong những hướng mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, từ đó, các cấp chính quyền khuyến khích người dân cải tạo ao nuôi, xây dựng hệ thống hạ tầng, đầu tư trang, thiết bị, máy móc để quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung. Cùng với nuôi thả các loại thủy sản truyền thống theo phương thức quảng canh, các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, xen ghép được khuyến khích mở rộng. Cơ cấu giống nuôi thủy sản thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ giống nuôi truyền thống, tăng giống nuôi chất lượng cao, lên gần 40% với các loại cá lăng, chiên, nheo, trắm đen... Nhiều trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, khu nuôi tập trung quy mô lớn đã hình thành, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển hàng hoá tập trung. Toàn tỉnh hiện có 141 trang trại, 12 hợp tác xã, 5 doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất thuỷ sản; 54 khu nuôi tập trung với quy mô 1.100ha...

Hạ Hòa là địa phương đã khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nhờ tận dụng các ao, hồ, đập chứa nước thủy lợi để phát triển các loại thủy sản có năng suất, chất lượng cao như: Cá Diêu hồng, cá Lăng, cá Tầm... Người dân nuôi theo hình thức thả gối vụ, vượt đông, xen ghép; thu hoạch theo hình thức đánh tỉa, thả bù nên khai thác được nhiều tháng trong năm, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Để tạo môi trường nuôi ổn định, thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt, huyện tăng cường công tác tuyên truyền để người dân xử lý nguồn nước ao nuôi sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các hộ chuyển đổi cơ cấu giống nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Ông Vương Văn Hải ở khu 10, xã Vĩnh Chân cho biết: “Gia đình tôi có 7 sào diện tích mặt nước, trước đây chuyên nuôi cá thương phẩm nhưng để thuận lợi trong chăm sóc và quản lý, tôi chuyển sang ương nuôi cá giống với kích cỡ từ 0,3-0,8kg/con để phục vụ nhu cầu của bà con trong xã, giúp người nuôi rút ngắn thời gian thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Hiện nay, huyện Hạ Hòa duy trì diện tích nuôi thủy sản chuyên canh trên 1.900ha, trong đó, tỷ lệ con giống có chất lượng chiếm khoảng 80%.

Không chỉ ở Hạ Hòa, các địa phương trên toàn tỉnh cũng đang tập trung quy hoạch vùng nuôi, lựa chọn giống nuôi phù hợp với điều kiện môi trường để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tập quán sản xuất của người nuôi đang chuyển biến tích cực từ nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh; khoanh vùng chia nhỏ các diện tích nuôi thủy sản lớn để dễ quản lý, chăm sóc và áp dụng mô hình sông trong ao, cho thu nhập gấp nhiều lần so với nuôi truyền thống.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản cho biết: “Để đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, thời gian tới, ngành thủy sản tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phối hợp chặt chẽ với các địa phương nâng cao công tác quản lý môi trường, thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra tại các khu nuôi tập trung và nuôi cá lồng; thu mẫu, phân tích mẫu cá bệnh để làm cơ sở cảnh báo, dự báo tình hình dịch bệnh. Đồng thời, phân công cán bộ nắm bắt tình hình sản xuất tại địa phương để tư vấn, hướng dẫn người nuôi công tác chăm sóc, phòng trị dịch bệnh theo từng mùa, từng thời điểm. Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào và sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản để khai thác các tiềm năng, thế mạnh diện tích mặt nước”.

Hà Nhung

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang