Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 14/01/2020
Ngày cập nhật:
17/1/2020
Khoảng một tháng sau thu hoạch lúa, nông dân Cà Mau tiếp tục thu hoạch vụ tôm càng xanh. Niềm vui nối tiếp niềm vui khi mùa thu hoạch tôm càng cũng chính vào những ngày cận Tết Nguyên đán.
Tôm to có giá trị hơn tôm nhỏ, thường thì tôm càng giống đực sẽ to hơn con cái. Xong vụ thu hoạch tôm càng xanh cũng là lúc Tết Nguyên đán cận kề - Ảnh: KHÁNH TRẦN
"Vụ này anh không trúng bằng tôi rồi", "Tôm không bự nhưng nhiều à, năm nay ăn tết lớn rồi bây ơi..." - là những tiếng reo rộn ràng trên những vuông tôm càng ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, Cà Mau trong những ngày tất bật chuẩn bị cho tết cổ truyền.
Anh Lâu dùng chân vịt "đuôi tôm" của xuồng máy làm máy sên bùn để cho tôm bị ngộp - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Bà con, hàng xóm xung quanh tập trung lại, giúp đỡ nhau thu hoạch: cụ ông ngồi xuồng chỉ đạo, thanh niên người mang vợt, người lặn hụp bắt tôm, các cô phụ các anh trên bờ vận chuyển tôm vừa bắt được lên hồ chứa chờ thương lái đến.
Bị ngộp, tôm sẽ ngoi lên mặt nước, lớp tôm nhỏ yếu sức nhảy luôn lên bờ - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Ông Trần Hoàng Lê - chủ một vuông tôm - cho biết mỗi năm chỉ làm được một vụ tôm càng và mùa thu hoạch vào
những ngày cận tết nên rất vui.
"Năm nay tôi thu hoạch được gần 300 ký tôm càng trên diện tích 7.000m2 mặt nước. Đó là tôi nuôi tự nhiên, còn nuôi theo kiểu cho ăn thì năng suất sẽ cao hơn nữa. Với vụ tôm càng năm nay, tôi thu về gần 30 triệu đồng, nhiều gấp 3 lần năm trước. Coi như năm nay ăn tết lớn" - ông Lê vui vẻ nói.
Sau khi sên bùn, nhóm anh Toàn (trái), anh Lâu là những người đầu tiên bắt được tôm - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Bắt tôm càng phải qua nhiều công đoạn. Xả một phần nước ra khỏi vuông để tiện cho lúc di chuyển bắt tôm. Sên bùn cho tôm bị ngộp tự ngoi lên mặt nước.
Tôm vừa bắt lên lập tức đưa vào hồ rộng có sục khí oxy để tôm còn sống khi đến tay người dùng (khác với tôm sú có thể ướp nước đá, tôm càng còn sống khỏe mới có giá trị).
Ông Văn Ghiên cho tôm vừa bắt được vào thùng xốp - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Để rút ngắn thời gian bắt tôm, cả làng được huy động giúp nhau theo kiểu: anh giúp tôi, lần sau tôi giúp anh. Đó cũng là để giảm chi phí thu hoạch và cũng là dịp chia sẻ cho nhau kinh nghiệm làm nông, chuyện làng trên xóm dưới và những câu chuyện tết.
Chị Cao Mỹ Ngân đi xuồng vớt tôm nổi trên mặt nước - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Ngoài tôm, có khi còn bắt được cả cua, nhưng phải khéo xử lý không thì dễ bị cua kẹp - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Tôm được đưa lên bờ, người phía trên có nhiệm vụ chuyển tôm vào thùng chứa - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Khi thương lái phân loại xong, nông dân đếm lại số con tôm/kg và số ký/sọt để chắc rằng thương lái tính đúng - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Tôm được đưa vào thùng chứa rộng có sục khí oxy để tôm khỏe thì giá mới cao - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Thương lái sẽ phân loại tôm, tùy vào kích thước mà tôm càng xanh có giá khác nhau từ 75.000 -115.000 đồng/kg - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Người nông dân giúp nhau bắt tôm càng trên một vuông tôm ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, Cà Mau - Ảnh: KHÁNH TRẦN
KHÁNH TRẦN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.