• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 23/06/2020
Ngày cập nhật: 24/6/2020

Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn. Mục tiêu chung của tỉnh là phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cạnh tranh của sản phẩm tôm... Chỉ tiêu trong năm 2020, sản lượng tôm nước lợ đạt 134.630 tấn, sản lượng tôm chế biến 86.700 tấn, sản lượng xuất khẩu 65.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 750 triệu USD...

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngoài việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng con tôm nuôi thì ngành chuyên môn rất chú trọng đến công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.

Ông Tăng Văn Súa, ở ấp Cảng Buối, xã Hòa Đông (TX. Vĩnh Châu) chia sẻ: “Nước trong ao nuôi tôm xả trực tiếp ra môi trường, nếu tôm bị dịch bệnh sẽ ảnh hưởng hộ nuôi tôm khác khi lấy nước vào chuẩn bị vụ nuôi mới. Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, thông qua khuyến cáo của ngành chuyên môn, hộ dân đã chuyển đổi nuôi tôm bằng ao đất truyền thống sang nuôi ao lót bạt và áp dụng hệ thống lắng lọc nước trong ao nuôi theo quy trình mới xả nước thải ra môi trường hoặc dùng chính nước đó phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo”.

Hệ thống xử lý chất thải nuôi tôm nước lợ bằng ao nổi. Ảnh: Thúy Liễu

Cũng theo ông Súa, như vậy sẽ được lợi nhiều mặt, thứ nhất là nước từ ao nuôi xả ra những thức ăn thừa còn lại trong nước cho cá ăn và chuyển nước sang ao thứ 2, 3 đều có cá ăn thức ăn trong nước, kèm theo xử lý trên nước một số loại hoạt chất thân thiện môi trường sẽ cho ra lượng nước sạch, đạt chuẩn sau khi xả nước ra môi trường; thứ hai, lấy nước đó cho lên lại ao nuôi rất thuận tiện nếu nguồn nước bên ngoài có độ mặn quá cao hay độ mặn thấp chưa đạt chuẩn cho nuôi tôm…

“Thông qua việc nuôi tôm 3 giai đoạn, tôi áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật do ngành chuyên môn khuyến cáo, nhờ đó tôm nuôi thắng lớn nhiều năm liền. Với 2,2ha nuôi tôm, tôi chỉ làm 2 ao nuôi, mỗi ao diện tích 1.500m2, còn lại làm ao ương, ao lắng. Để tôm đạt năng suất tốt, tôi chỉ nuôi 2 vụ/năm, sản lượng thu về 32 tấn/2 ao nuôi/năm, trừ chi phí lợi nhuận từ 1,5 - 2,5 tỉ đồng/năm…” - ông Tăng Văn Súa thông tin.

Đồng chí Quách Kim Hòa - Phó trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản) thông tin: “Quy chuẩn số 02-19 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) có quy định về điều kiện đối với cơ sở nuôi tôm nước lợ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y cũng như bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó có quy định về địa điểm ao nuôi là phải nằm trong vùng quy hoạch đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; về cơ sở hạ tầng là hệ thống ao lắng, ao chứa diện tích tối thiểu phải 15% so với tổng diện tích ao nuôi, ngoài ao lắng phải có ao xử lý nước thải, diện tích ao tối thiểu 10% so diện tích ao nuôi, còn vị trí đặt ao chứa nước thải, phải đặt cách khu nuôi cũng như hệ thống ao thải, ao chứa, ao lắng và hệ thống ao nuôi của hộ liền kề ít nhất 10m”.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24 về điều kiện bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chăn nuôi. Cụ thể tại Điều 8, đối với nước thải thải trực tiếp ra bên ngoài phải đảm bảo thông số theo quy định của Quy chuẩn Việt Nam số 02 năm 2014 của Bộ NN-PTNT, đối với rác thải sinh hoạt và bao bì sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản phải thu gom có thùng chứa, có nắp đậy và ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom vận chuyển xử lý, nếu trường hợp cơ sở không ký kết được với đơn vị này thì cơ sở phải tự thu gom xử lý nhưng phải đảm bảo điều kiện môi trường; quy định tiếp là đối với hệ thống ao nuôi có tôm bị bệnh sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải xử lý nước trong ao nuôi đó, sát trùng nước, đáy ao, diệt giáp xác và diệt vật chủ trung gian gây bệnh, nếu cơ sở nuôi không đảm bảo những quy định trên thì sẽ bị phạt theo Nghị định số 155 của Chính phủ, cụ thể là Khoản 5, Điều 12, mức phạt từ 3 - 10 triệu đồng tùy theo vi phạm đã nêu…

Thúy Liễu

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang