Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 25/06/2020
Ngày cập nhật:
26/6/2020
Đó là khẳng định của đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học (ĐH) Huế với Thừa Thiên Huế Online về con cá mú vừa thu hoạch, đạt hơn 55kg tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc.
Cá mú "khủng" vừa được thu hoạch
Vừa qua, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế đã thu hoạch cá mú nuôi thử nghiệm tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc từ năm 2015 (Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế). Lúc đánh bắt được, cá có khối lượng khoảng 25kg. Đến thời điểm này, sau 3 năm, cá đạt hơn 55kg. Giá bán thương phẩm loài cá này từ 400 – 500.000 đồng/kg.
Theo đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cá mú nghệ hay gọi là cá song vua (Epinephelus lanceolatus), tên tiếng Anh là Giant grouper có nghĩa là loài cá khổng lồ trong các loài cá mú “grouper”. Đây là loài cá xương lớn nhất được tìm thấy ở các rạn san hô, là biểu tượng thủy sinh của bang Queensland, Úc. Loài cá này sống ở khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trừ vịnh Ba Tư.
Ở Việt Nam, cá mú nghệ phân bố chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và ở Thừa Thiên Huế nhưng khá ít. Trong tự nhiên, những cá thể lớn có thể dài đến 2,7m và nặng tới vài trăm kilogam, mặc dù có những thông báo chưa được xác nhận cho rằng loài này có thể phát triển tới kích cỡ lớn hơn. Chúng thường sống ở vùng nước nông và ăn nhiều loài thuỷ sinh ở biển, kể cả cá mập nhỏ và rùa biển nhỏ.
Trứng cá mú nghệ
Cá mú nghệ là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao, mặc dù là loài cá nước mặn – lợ nhưng cá mú nghệ có khả năng chịu đựng được nước ngọt trong một thời gian khá dài (có thể lên đến hơn 30 ngày). Điển hình vào tháng 11-12 năm 2016, nhiều loài cá nuôi lồng ở khu vực đầm Cầu Hai như cá vẩu, cá dìa… không thể sống sót khi nước ngọt tràn về. Tuy nhiên con cá mú này vẫn sống sót và tăng trưởng cho đến bây giờ.
Cá mú nghệ mà Trung tâm thu hoạch đạt 55kg và đã có trứng. Điều thú vị đối với cá mú nghệ cũng như nhiều loài cá mú khác là sự thay đổi giới tính trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế khẳng định, nhiều công trình nghiên cứu trước đó cho rằng cá mú là loài có tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái, khi lớn chuyển thành cá đực, tuy nhiều cũng nhiều nghiên cứu cho rằng chúng khởi đầu với giới tính đực và thay đổi thành giới tính cái ở nửa sau của chu kỳ sống, thường là giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, những loài cá mú khác nhau sẽ có những giai đoạn (tuổi, thời kỳ và khối lượng) chuyển đổi giới tính khác nhau, đối với cá mú nghệ cũng cần có những nghiên cứu về tuổi và khối lượng liên quan đến chuyển đổi giới tính. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết về nội tạng cá mú nghệ mà cụ thể là bộ lòng cá mú nghệ là “món ăn được săn đón ở thành thị”.
Tin, ảnh: Hữu Phúc
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.