• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đưa giống cá chất lượng cao vào nuôi trồng

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 20/07/2020
Ngày cập nhật: 23/7/2020

Nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực mũi nhọn về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, khi nhiều nguồn giống mới, năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, cộng với sự ứng dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ đã đem lại giá trị kinh tế lớn trên một đơn vị diện tích canh tác.

Cá lồng phát triển mạnh trên sông Đuống.

Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản giảm nhẹ do một số diện tích mặt nước bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, song chất lượng thủy sản vẫn tăng khá. Tính riêng những tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 19.000 tấn, bằng 100,8% so với cùng kỳ năm 2019. Chất lượng cá giống bảo đảm, toàn tỉnh sản xuất 170 triệu con giống các loại, bằng 102% so với cùng kỳ, ổn định nguồn cung cho nhu cầu nuôi trồng của người dân.

Nuôi cá lồng trên sông đang được nông dân ứng dụng mạnh tại các vùng giáp sông, ven sông, cho hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh hiện có 2.060 lồng, tăng hơn 50 lồng so cùng kỳ 2019. Đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy sản lượng thủy sản tăng đều qua các năm. Năng suất trung bình cho 1 lồng 108 m3 đạt khoảng 4,5-5 tấn/lồng/lứa nuôi. Nhiều mô hình cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Điển hình là Hợp tác xã Chăn nuôi Thủy sản Trường Mạnh, xã Mão Điền (Thuận Thành) quy mô gần 100 lồng nuôi cá trên sông Đuống. Hợp tác xã đầu tư sản xuất nuôi cá Lăng đen (cá Nheo mỹ), cá Lăng đuôi đỏ theo quy trình VietGAP, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh từ 350 - 400 tấn cá thương phẩm mỗi năm, doanh thu đạt từ 25 -30 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Để đưa sản lượng, năng suất, giá trị kinh tế về nuôi cá lồng trên sông phát triển mạnh, Chi cục Thủy sản tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương quan tâm điều tra, đánh giá những vị trí có thể nuôi được cá lồng trên những đoạn sông còn lại và đánh giá sức tải của môi trường. Đầu tư giống thủy sản năng suất, giá trị cao vào nuôi lồng, góp phần ổn định đời sống người dân ven sông, từng bước làm giàu chính đáng.

Nuôi cá trên ao đất đã và đang đánh thức tiềm năng thủy sản toàn tỉnh, bằng việc mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh các đối tượng cá giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao như: cá rô phi đơn tính, điêu hồng, cá chép lai 3 mầu… nhằm thay thế cá nuôi truyền thống (cá mè, cá trôi…). Đến nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 2.000 ha nuôi cá thâm canh giá trị kinh tế cao. Với các giải pháp kỹ thuật cao được áp dụng vào nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh trong ao đất như: Mô hình nuôi công nghệ sinh học Biofloc (cân bằng Nitơ, Cacbon) nuôi thương phẩm cá rô phi siêu thâm canh trong ao đất lót bạt, diện tích 4.000 m2, giảm lượng nước sử dụng 70-80% so với định mức quy định, giảm hệ số thức ăn 25-28%, năng suất cá đạt khoảng 50 tấn/ha; nuôi cá thâm canh theo công nghệ IPA (sông trong ao), có dòng chảy tuần hoàn để nước luôn lưu chuyển khắp ao, vừa thường xuyên đẩy chất thải từ cá xuống bể lắng cho máy hút dọn mỗi ngày, vừa bảo đảm môi trường nước ao nuôi luôn sạch, thuận lợi cho quản lý và chăm sóc. Nước ao được hệ thống máy bơm chuyên dụng bơm liên tục qua bể, biến bể thành dòng chảy không ngừng, giúp cá phát triển khỏe mạnh, sản lượng nuôi đạt 12 - 14 tấn/sông trong ao… Những giải pháp kỹ thuật này đem lại nguồn thu lớn cho người nuôi trồng thủy sản, từng bước đưa ngành thủy sản trở thành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: 5 năm lại đây, ngành thủy sản phát triển mạnh theo hướng nhân rộng các giống cá chất lượng cao vào sản xuất. Với sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của tỉnh, sự chuyển giao khoa học, kỹ thuật của ngành Nông nghiệp, người dân có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, con giống, vật tư trang thiết bị đặc biệt là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản, bảo vệ được môi trường và hạn chế dịch bệnh xảy ra. Để tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có, Bắc Ninh đang triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển thuỷ sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng bền vững, góp phần thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, từng bước hình thành nền nông nghiệp thông minh trong xu thế hội nhập.

Hoài Anh

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang