Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 23/12/2019
Ngày cập nhật:
23/1/2020
Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa là tôm nuôi phát sinh dịch bệnh, chết hàng loạt. Để quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những tác động xấu do điều kiện tự nhiên gây ra.
Người nuôi tôm (huyện Hòa Bình) kiểm tra tôm nuôi. Ảnh: C.L
Vào thời điểm giao mùa hiện nay, thời tiết thường trở lạnh đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Đây là điều kiện lý tưởng để nhiều loại dịch bệnh trong ao nuôi phát sinh và gây hại.
Tôm thường xuyên thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi, nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt là 28 - 32ºC. Do đó, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 26ºC thì khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn, sức đề kháng, hoạt động của tôm giảm, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, nhiệt độ xuống thấp cũng là điều kiện tốt để cho vi khuẩn, vi-rút (nhất là vi-rút đốm trắng) phát triển. Nhiệt độ thấp cùng với trời ít nắng sẽ làm tảo chậm phát triển, quá trình quang hợp của tảo với cường độ thấp có khả năng gây thiếu oxy về đêm.
Ðể quản lý tốt ao nuôi, bà con cần dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và hiệu quả. Tăng cường hệ thống quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ; bổ sung vitamin C vào môi trường nước và trộn vào thức ăn, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định nguồn nước ao nuôi.
Ông Đặng Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã 30/4 (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của tôi, đối với hình thức nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, giai đoạn này nên hạn chế tối đa việc sử dụng trực tiếp nguồn nước sông, rạch đưa vào vuông nuôi (do nguồn nước ngoài sông, rạch độ mặn tăng cao trên 35%o). Chủ động nguồn nước sạch (đã qua ao lắng) để cung cấp, thay nước cho vuông nuôi tôm khi cần thiết. Ðối với những vùng đang sên, vét cải tạo ao, đầm, cần hạn chế tối đa việc lấy nước đưa vào ao nuôi, hoặc không lấy nước trực tiếp trong thời điểm hiện nay”.
NGUYỄN CHÍ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.