Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 09/02/2022
Ngày cập nhật:
10/2/2022
Thực hiện Nghị quyết Huyện ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) đã ban hành Đề án xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp (NN) chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Để thực hiện đạt kết quả Nghị quyết đề ra, UBND huyện phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Đề án nghiên cứu khoa học quy hoạch vùng cây ăn trái đặc sản, an toàn, giá trị kinh tế cao.
Phát triển vùng chuyên canh gắn với thế mạnh từng loại cây.
Phát triển vùng chuyên canh
Trưởng phòng NN và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành Phan Văn Lộc cho biết: Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND huyện Châu Thành năm 2020, diện tích cây ăn trái là 7.800ha, diện tích thu hoạch 7.250ha, sản lượng ước khoảng 65 ngàn tấn. Diện tích lúa trên địa bàn huyện hiện nay không còn do người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái khác có giá trị cao hơn như bưởi, dừa, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở, đất sản xuất, kinh doanh. Diện tích vườn dừa là 8.050ha (khoảng 70% dừa lấy dầu, 30% dừa uống nước), trong đó có 7.357ha đang thu hoạch, sản lượng ước khoảng 65 ngàn trái. Thông qua các chương trình dự án, hội thảo, tập huấn kỹ thuật đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả vườn dừa.
Với tiềm năng hiện có, huyện đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Đề án nghiên cứu khoa học quy hoạch vùng cây ăn trái đặc sản, an toàn, giá trị kinh tế cao. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá và đề xuất quy hoạch các vùng tiềm năng cho phát triển sản xuất NN làm cơ sở định hướng sử dụng đất đai bền vững, thích ứng với tình hình xâm nhập mặn do tác động biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất vùng sản xuất NN, đặc biệt là cây ăn trái, bảo tồn và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, đề tài còn đánh giá thực trạng sử dụng đất NN và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất NN cho 9 đối tượng: sầu riêng, chôm chôm, bưởi, dừa xen canh, chuyên dừa, sông rạch, thủy sản, công trình xây dựng và đường giao thông.
Nhóm các loại cây ăn trái chủ lực chiếm diện tích lớn, phân bố trên khắp địa bàn huyện nhưng chưa được quy hoạch thành các khu vực chuyên canh tập trung theo các điều kiện thích nghi tự nhiên về đất, nước. Do vậy, việc định hướng chiến lược phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất NN phù hợp cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở tiềm năng đất, nước và lợi thế của huyện nhằm phát huy được hiệu quả sử dụng đất, mang lại lợi ích kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
Triển khai nhiều giải pháp
Trưởng phòng NN và Phát triển nông thôn huyện Phan Văn Lộc cho rằng: Trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác triển khai, thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ cấu lại ngành NN của tỉnh, huyện. Tập trung tuyên truyền đến nhân dân về chủ trương, định hướng phát triển các sản phẩm NN chủ lực của tỉnh, huyện nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhân dân và thực hiện theo định hướng chung của huyện. Thực hiện tốt việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình NN có hiệu quả.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch vùng cây ăn trái đặc sản tập trung chuyên canh có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện. Bố trí đất sản xuất NN phù hợp, gắn với quy hoạch phù hợp và đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất tập trung và điểm dân cư tập trung. Triển khai kịp thời các chính sách của tỉnh đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NN tại địa phương. Hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chế biến tập trung.
Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, dần hình thành vùng sản xuất NN hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật hướng đến xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tham gia xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các nhóm nông sản chủ lực của huyện. Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, GAP cho thị trường xuất khẩu như: dừa, bưởi, sầu riêng, chôm chôm. Phối hợp thực hiện phương án quy hoạch Khu đô thị NN thông minh - công nghiệp sạch và dịch vụ du lịch tổng hợp trên địa bàn với diện tích 5.300ha.
Phát triển kết cấu hạ tầng NN, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn. Đặc biệt là xây dựng các tuyến đường liên xã, liên ấp, liên tổ để phục vụ vận chuyển hàng hóa NN. Phối hợp với Sở NN và Phát triển nông thôn, các tổ chức tăng cường đầu tư xây dựng các công trình đê bao, cống đập, nạo vét các kênh để phục vụ sản xuất NN, đến năm 2025 các xã, thị trấn đều có hệ thống đê bao khép kín.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư chế biến và bảo quản sản phẩm NN gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giải quyết việc làm. Triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc chất lượng nước và dự báo độ mặn tự động (ASWQM) trên địa bàn huyện, các dự án thủy lợi trọng điểm, nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững.
Thực hiện tốt quản lý nhà nước mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý; quản lý, khai thác, phát triển các nhãn hiệu đã được xây dựng và bảo hộ. Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong ngành NN, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu ngành NN huyện (diện tích, sản lượng, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ…).
Bài, ảnh: P. Tuyết
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.