• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình nuôi ong lấy mật hiệu quả

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 21/09/2022
Ngày cập nhật: 23/9/2022

Gần 2 năm gắn bó với nuôi ong lấy mật, Nguyễn Trường Giang, sinh năm 1996, ấp Long Trạch, xã Cẩm Sơn (Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) bước đầu thu được hiệu quả tích cực.

Nguyễn Trường Giang đang thu mật ong.

Hiện tại, Giang bán lẻ mật ong cho khách hàng đến tận vườn mua, với giá dao động từ 700 - 800 ngàn đồng/lít, thùng nuôi có giá 300 ngàn đồng/thùng. Giang có thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng từ việc bán mật và thùng nuôi ong bên cạnh làm chủ tiệm sửa xe gần nhà.

Năm 2019, tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Đại học Công nghiệp 4, TP. Hồ Chí Minh, một thời gian Giang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, Giang về quê nghỉ để tránh dịch và quyết định khởi nghiệp công việc nuôi ong lấy mật. Tiếp thu kinh nghiệm mô hình nuôi ong lấy mật của cha (tầm 10 năm), Giang nuôi thử nghiệm 3 thùng rồi trau dồi kinh nghiệm, góp phần tăng số lượng cùng thời gian. Hiện tại, Giang nuôi được hơn 60 thùng, trong đó, có hơn 30 thùng đặt trong 8 công vườn dừa của gia đình, các thùng còn lại đặt gửi xung quanh.

Giang tự tay đóng thùng và tìm cách bắt tổ ong thiên nhiên mang về để nuôi lấy mật. Giang sử dụng long não cùng đốt nhang tạo khói làm giảm thị lực của ong khi bắt ong về nuôi. Thường Giang bỏ 1 con chúa/thùng nuôi làm thủ lĩnh tạo mật. Ong nuôi sẽ hút tỉa hương hoa xung quanh nơi ở tạo mật gần gũi tự nhiên. Một thùng ong có thể cho 1 xị mật (250ml) trong tuần. Ong cũng có mùa đói và no. Mùa đói là khoảng thời gian mưa dầm từ 20 - 30 ngày, ong chỉ nằm nuốt mật và chừng 20 ngày đến tháng sau thì ong mới có thể nhả mật cho người nuôi thu hoạch. Thời gian mát mẻ, thời tiết nắng ấm, ong tận hưởng hương hoa để tạo ra mật là mùa no.

Thùng nuôi tạo tổ cho ong được thiết kế bằng ván chất liệu gỗ dừa. Mỗi thùng đặt chừng 3 - 5 khung cầu/thùng. Khi ong đóng tàn, tạo mật thì khung cầu được gọi là cầu ong. Một tuần, Giang sẽ kiểm tra thùng ong một lần để thăm khám sức khỏe của ong (cắt bỏ ong đực và ong thợ, thu mật (nếu có)), sản lượng mật có nhiều hay ít tùy từng thùng.

Bí thư Xã đoàn Cẩm Sơn Nguyễn Thị Hồng Sa cho biết: Nguyễn Trường Giang là Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn ấp Long Trạch. Giang luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Đoàn, năng động và đầy nhiệt huyết. Mô hình nuôi ong lấy mật của Giang giúp mang lại thu nhập ổn định và có thể nhân rộng cho người có đam mê.

Bài, ảnh: Lê Đệ

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang