Nguồn tin: Lao Động, 30/01/2022
Ngày cập nhật:
31/1/2022
Những ngày này, các mặt hàng đặc sản như: Heo rừng, gà rừng, nhím, gà đông tảo, dúi, chồn... đang được nhiều người dân săn đón, mua về chuẩn bị sử dụng cho dịp Tết Nguyên đán.
Dê núi đang được nhiều khách hàng tìm mua trong dịp Tết. Ảnh: Phan Tuấn
Mặc dù chưa cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thế nhưng gia đình ông Ngô Quang Trung, ở huyện Tuy Đức đã thông báo hết heo rừng để bán.
Theo anh Trung, gần 1 tháng nay, hơn 150 con heo rừng lai có trọng lượng từ 20kg trở lên đã được khách hàng đặt mua và bắt về nhà chuẩn bị sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán. Heo rừng lai được gia đình anh Trung bán với giá 120 ngàn đồng/1kg hơi.
"Mùa Tết năm nay, gia đình tôi không chỉ bán được lượng heo lớn mà còn thu về nguồn lợi nhuận hơn 300 triệu đồng" - anh Trung phấn khởi. Tương tự, những ngày này anh Hoàng Văn Vũ, ở xã Kiến Thành, huyện Đắk R'lấp đang tất bật bắt nhím của trang trại cho vào rọ để cung cấp cho khách hàng mua về sử dụng trong dịp Tết.
Theo anh Vũ nhím là loại đặc sản, trước đây anh chỉ cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Thế nhưng, năm nay, mọi thứ hoàn toàn khác. "Vụ Tết Nguyên đán năm nay, trang trại có hơn 100 con nhím loại 10kg trở lên. Giá bán mỗi kg nhím thịt từ 400 ngàn đồng. Mặc dù chưa đến Tết Nguyên đán, nhưng thời điểm này đã nhiều người đặt mua gần hết số nhím trong trại để sử dụng dịp tết”.
Theo Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, qua khảo sát thị trường cho thấy, con đặc sản thường khó nuôi hơn những động vật bình thường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có nhiều cơ sở chăn nuôi các con đặc sản như: Chồn, nhím, dúi, dê, gà rừng, heo rừng, chim trĩ...
Heo rừng lai đang bán chạy trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Ảnh: Phan Tuấn
Những mặt hàng đặc sản thường được tiêu thụ mạnh trong các thời điểm như ngày rằm, tết, noel... Tuy nhiên, những mặt hàng đặc sản thường có giá cả đắt đỏ nên đầu ra không phải lúc nào cũng rộng mở.
Chia sẻ về việc phát triển con đặc sản, ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đắk Song cho biết, nuôi con đặc sản là để cạnh tranh bởi số ít và quý hiếm. Tuy nhưng, qua thực tế cho thấy, thời gian qua số lượng người dân tham gia nuôi con đặc sản ngày một trở nên phổ biến.
Qua thực tế cho thấy, việc nuôi con gì, trồng cây gì cũng có từng thời kỳ, từng giai đoạn sôi động khác nhau. Trong khi đó, phần lớn người nông dân thì nhận thức cứ thấy con vật nào đang sốt, có giá bán cao là vội vàng đầu tư chăn nuôi mà không tính đến đầu ra cho sản phẩm.
"Thế nên, một khi cung vượt quá cầu thì đầu ra của sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro, thậm chí bế tắc, nhất là đối với hộ mới triển khai chăn nuôi, chưa thu hồi vốn. Do vậy, trước khi bắt tay vào việc nuôi con đặc sản người dân cần khảo sát kỹ thị trường, chỉ khi liên kết tìm đầu ra bài bản rồi mới thực hiện thì sẽ hiệu quả sẽ cao hơn" - ông Vinh khuyến cáo.
PHAN TUẤN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.