• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Trà Vinh, 24/12/2024
Ngày cập nhật: 25/12/2024

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năng suất, chất lượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa thường xuyên bị ảnh hưởng. Để chủ động ứng phó với những tác hại của thiên tai, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ thích hợp đã được xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) áp dụng. Từ đó, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã thu được hiệu quả kinh tế nhất định và cải thiện đời sống đáng kể.

Ông Đông Minh Hoàng với mô hình trồng bí đỏ liên kết đầu ra

Những năm gần đây, cây bí đỏ được ông Đông Minh Hoàng, ấp Nhuệ Tứ B, xã Hàm Giang xem là cây trồng chủ lực của gia đình. Ông Hoàng cho biết: trước kia, gia đình chuyên canh trồng lúa, tuy nhiên hiệu quả không đạt như mong đợi, từ khi chuyển sang mô hình trồng bí đỏ, đời sống gia đình ông đã cải thiện đáng kể. Do điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên năng suất mỗi công bí đa phần đều đạt khoảng hơn 2 tấn trái. Điều khiến ông Hoàng và nhiều bà con trong ấp an tâm nhất là hiện nay bí đỏ được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá 5.500 - 6000 đồng/kg. Nếu trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, mỗi công bí đỏ nông dân đạt lợi nhuận từ 6-7 triệu đồng, sau 60-65 ngày trồng. Đó là chưa kể phần bông bí, đọt bí cũng cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng/công.

Không chỉ riêng ông Đông Minh Hoàng, mà hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Hàm Giang đã thu được hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ghi nhận từ các hộ trồng bí đỏ ở Hàm Giang, cho thấy với giá bí dao động ở mức 6.000 đồng là người trồng bí có lời. Mô hình trồng bí đỏ cũng được đánh giá là dễ trồng, chịu được hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, không tốn nhiều công lao động. Mặt khác, đây là cây trồng ít sâu bệnh, ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí đầu tư thấp. Các hộ trồng bí cho biết: ngoài thu nhập qua việc bán bí trái thì trồng bí lấy bông và trái non cho thu nhập rất cao và phù hợp với những diện tích chuyển từ lúa sang. Trung bình 1 công trồng bí đỏ cho sản lượng bông từ 130-150kg/vụ; giá bán 10.000-12.000 đồng/kg bông.

Theo ông Cao Thanh Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Giang, vụ bí đỏ Đông Xuân là vụ chính trong năm, nông dân xã Hàm Giang xuống giống bình quân hàng năm khoảng hơn 40ha, với gần 80 hộ chủ yếu ở 2 ấp Nhuệ Tứ A và Nhuệ Tứ B. Hiện nay, mô hình trồng bí đỏ của xã có cam kết tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp từ Vĩnh Long nên nhờ đó đã giúp cho hàng trăm hộ dân của xã có được nguồn thu nhập ổn định. Trồng bí đỏ cũng là một trong những mô hình điểm về nông thôn mới của tỉnh trong phát triển sản xuất theo hướng liên kết và bao tiêu sản phẩm.

Xã Hàm Giang có trên 90% dân số là người dân tộc Khmer. Do điều kiện tự nhiên của xã đất giồng cát, đất triển giồng chiếm tỷ lệ lớn nên rất thuận lợi để phát triển cây màu chuyên canh hoặc luân canh trên đất lúa, nhất là trong điều thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay. Vì vậy, xã đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, tập trung chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

UBND xã Hàm Giang cũng cho biết hướng tới, Hàm Giang sẽ tổ chức lại sản xuất, tuyên truyền, vận động sản xuất theo hướng liên kết và tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã, các cấp các ngành hỗ trợ đầu tư khoa học - kỹ thuật, sản xuất an toàn, bao tiêu sản phẩm để người dân sản xuất cây màu được ổn định và bền vững hơn. Đặc biệt, việc mở rộng diện tích chuyển đổi cũng được xã thực hiện theo hướng tập trung, bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật như: thủy lợi, giao thông và điện.

Những năm qua, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhiều nông dân trong tỉnh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm mà nhiều nông dân đã thành công, mang lại thu nhập cao cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển đổi ở một số khu vực vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nặng tính tự phát, chưa tập trung vào các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh. Chính vì vậy, muốn chuyển đổi hiệu quả, thì việc liên kết đồng bộ “04 nhà” vẫn luôn là một trong những giải pháp cần được chú trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng ổn định và bền vững.

Bình An

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang