Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 11/07/2025
Ngày cập nhật:
13/7/2025
Người dân ấp Hương Phụ B (xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long) đang từng bước chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu, ăn trái. Trong đó trồng dừa Mã Lai theo hướng VietGAP, vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Anh Thạch Ngọc Tuấn (bên trái) trao đổi về cách trồng dừa Mã Lai với cán bộ cơ sở.
Mô hình trồng dừa Mã Lai theo hướng VietGAP hình thành năm 2023, từ 3 hộ tham gia trồng 1.500m2. Đến nay, toàn ấp đã có gần 10 hộ tham gia trồng dừa Mã Lai, với tổng gần 8ha.
Anh Thạch Ngọc Tuấn là một trong những người tiên phong trồng dừa Mã Lai, chia sẻ: “Được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các ngành chuyên môn về quy trình trồng dừa theo tiêu chuẩn VietGAP, nên tôi mạnh dạn đầu tư. Khi chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng phân hữu cơ và vi sinh thay vì hóa học, cây dừa phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Trồng gần 2 năm dừa bắt đầu cho trái, năm thứ 3, sẽ đều đặn hơn. So với các giống dừa truyền thống, dừa Mã Lai cho năng suất cao hơn. Trung bình 1.000m2 trồng khoảng 40 cây. Hiện gia đình thu hoạch dừa khoảng 1 chục (12 trái)/cây/tháng, với giá bán trung bình 6.000-8.000 đ/trái. Trừ chi phí, gia đình tôi thu hơn 300 triệu đồng/ha/năm”.
Ông Thái Khem Ma Ra cho biết: “Trồng dừa Mã Lai không khó, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật thì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm mới tham gia, tôi được hội nông dân các cấp tạo điều kiện cho tham gia các buổi tập huấn, được anh em trong tổ hướng dẫn cụ thể về phương pháp tưới nhỏ giọt, bón phân định kỳ và giữ cỏ nền, hạn chế xịt thuốc... Tôi thực hiện đúng cách, nên dừa tôi cho trái đều, đẹp và khách hàng tin tưởng hơn”.
Anh Kiên Thanh, thương lái mua dừa, cho biết: “Tôi mua dừa Mã Lai tại ấp Hương Phụ B hơn 1 năm nay. Khách hàng rất ưa chuộng, vì dừa Mã Lai nước ngọt. Đặc biệt là áp dụng theo hướng VietGAP nên quy trình sản xuất luôn chú trọng đến yếu tố bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”.
Ông Huỳnh Sa Rươne- Trưởng Ban Nhân dân ấp Hương Phụ B, cho biết: “Mô hình trồng dừa Mã Lai không chỉ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông hộ, mà còn khẳng định vai trò của canh tác an toàn, thân thiện môi trường trong nền nông nghiệp hiện đại. Để mô hình tiếp tục phát huy hiệu quả, chính quyền ấp đã phối hợp với các đoàn thể vận động các hộ dân có đất trồng lúa kém hiệu quả đầu tư trồng dừa Mã Lai”.
Các hộ trồng dừa còn hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, chia sẻ nguồn giống chất lượng, tổ chức các nhóm kỹ thuật trong cộng đồng để cùng học hỏi và giám sát quá trình chăm sóc theo hướng VietGAP. Hầu hết các hộ đều ghi nhận hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng lúa hoặc cây dừa truyền thống. Bên cạnh đó, các hộ trồng dừa còn được tạo điều kiện tiếp cận vốn ưu đãi, vì trồng dừa Mã Lai đầu tư ban đầu cao, hơn 70 triệu đồng/ha, nên một số hộ có đất nhưng thiếu vốn.
Bài, ảnh: SU CHỊA
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.