• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trong tháng 5

Nguồn tin: VOV, 27/05/2020
Ngày cập nhật: 29/5/2020

Theo VASEP, lũy kế 4 tháng qua, xuất khẩu tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019, mặt hàng này dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng. Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu của Việt Nam có phần tích cực hơn so với các tháng trước đó. Tồn kho tại các thị trường lớn không nhiều. Nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng lại tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì xu hướng mua về nhà chế biến trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trong tháng 5.

Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2. Riêng trong tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng 14%, đạt hơn 43,2 triệu USD.

Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm sang thị trường này 4 tháng năm 2020 đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái do giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội xuất khẩu sau đại dịch Covid-19 khi các đối thủ chính là Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan, Indonesia… bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, điều này khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, tôm nuôi đang bị loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng cao nếu đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu.

Bên cạnh những cơ hội thì ngành tôm Việt Nam cũng đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. VASEP khuyến nghị, người dân nên mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu đại dịch được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục.

Ngoài ra, người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Bởi do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn.

Với nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong tháng 5./.

Thủy Chung/VOV.VN

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang