• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nuôi tôm Ấn Độ nên tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng

Nguồn tin: Vasep, 11/09/2020
Ngày cập nhật: 12/9/2020

Ông Manoj Sharma – Giám đốc Mayank Aquaculture, một công ty nuôi tôm tại Gujarat, Ấn Độ khuyên người nuôi tôm Ấn Độ và Ecuador nên tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường XK vì ông dự đoán thị trường tôm có thể chứng kiến “mức thấp kỷ lục” nếu cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid gây ra còn kéo dài tới năm 2021.

Trao đổi tại một cuộc họp trực tuyến do Phòng Nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA) tổ chức, diễn ra vào 26,27/8/2020, ông Manoj Sharma chỉ ra rằng giá tôm nguyên liệu đã giảm dưới 4 USD/kg trong khi giá tôm giá trị gia tăng dao động từ 8-10 USD/kg. Đây là lí do người nuôi không nên chỉ bán tôm nguyên liệu.

Theo ông, các nhà XK tôm Ấn Độ không nên chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc sau một số sự cố tắc nghẽn tại biên giới vừa qua. Các nhà sản xuất tôm Ecuador cũng không nên phụ thuộc 70% doanh số XK vào thị trường Trung Quốc sau lệnh cấm của Trung Quốc đối với một số công ty XK tôm lớn nhất của Ecuador. Ngành tôm Ấn Độ nên đa dạng hóa thị trường, xuất nhiều hơn vào EU, Nhật Bản và Mỹ.

Ông Sharma đưa ra 3 kịch bản cho thị trường tôm thế giới, phụ thuộc vào thời gian tồn tại của cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid gây ra. Thứ nhất, nếu dịch bệnh kéo dài thêm 1-2 năm nữa, giá tôm sẽ phải đối mặt với mức thấp kỷ lục. Thứ hai, nếu cuộc khủng hoảng kéo dài thêm 4-5 tháng nữa, sau đó, các nước tiêu thụ tôm sẽ bắt đầu khôi phục đơn đặt hàng. Tuy nhiên, du lịch và sức mua của nhà hàng vẫn chậm, nhu cầu sẽ tốt hơn ở các nền kinh tế phục hồi nhanh hơn. Thứ ba, nếu cuộc khủng hoảng được khắc phục trong 2-3 tháng nữa, giá tôm sẽ tăng trở lại.

Theo ông Sharma, tôm chân trắng cỡ to sẽ bị giảm nhu cầu. Công ty nuôi tôm của ông sẽ tập trung vào tôm cỡ nhỏ (40-50 con), rút ngắn vụ nuôi, thả nuôi thâm canh mật độ cao và áp dụng các cách thức phù hợp để giảm chi phí.

Ông cho rằng tương lai ngành nuôi tôm sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài cuộc khủng hoảng. Tại Gujarat, trụ sở của công ty ông, 20-30% người nuôi có khả năng chuyển sang nuôi tôm sú. Ông nhấn mạnh, ngành tôm Ấn Độ sẽ hoạt động tốt khi người nuôi được đảm bảo lợi nhuận, người nuôi và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau.

Kim Thu (Theo undercurrentnews)

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang