• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đến năm 2030, xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỉ USD

Nguồn tin: Mard, 09/10/2020
Ngày cập nhật: 10/10/2020

Ngày 8/10 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị xây dựng “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân.

Theo báo cáo tóm tắt dự thảo “Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến 2030, tầm nhìn 2045” của Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản, ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, máy móc, công nghệ sẽ thay thế lao động chân tay. Chính vì vậy, trong dự thảo chiến lược phát triển ngành, con số 3,9 triệu lao động tại thời điểm hiện tại sẽ giảm xuống còn 3,5 triệu vào năm 2030 và đến năm 2045 sẽ chỉ còn 3 triệu lao động. Số lao động bị đào thải sẽ được đào tạo lại để chuyển đổi nghề.

Cụ thể, đến năm 2030, kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70-75%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1,3 tỉ USD.

100% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy chuẩn bảo vệ môi trường.

Tầm nhìn dài hơn, đến năm 2045, thủy sản phải là ngành sản xuất hàng hóa lớn có trình độ quản lý, khoa học công nghệ hiện đại. Việt Nam sẽ là trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và Châu Á, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo chiến lược phát triển ngành được đưa ra, trong đó đáng chú ý là quan điểm đẩy mạnh nuôi biển để giảm khai thác, đánh bắt.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng, để đẩy mạnh ngành thủy sản phát triển, cần có điểm đột phá. Theo đó, đột phá dựa vào khoa học là đương nhiên, nhưng cần phải xác định được mục tiêu đầu tư là gì, vì mỗi quốc gia chỉ có thể có một nhóm sản phẩm chiến lược chứ không phải tất cả.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, trọng tâm đột phá phát triển thủy sản trong 10 năm tới phải là nuôi biển. “Đây chính là dư địa lớn nhất còn lại của thủy sản trong thời gian tới, nếu không phát triển lĩnh vực này, chúng ta chắc chắn sẽ không có được sự đột phá trong thủy sản”, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhấn mạnh.

Để nâng cao hiệu quả, nuôi biển cần kết hợp với các ngành kinh tế biển khác và khi đó sẽ phát triển mạnh hơn rất nhiều. Với các ngành dầu khí, du lịch, điện gió, đóng tàu… nếu tận dụng được năng lực, kỹ thuật, công nghệ của các ngành này để phát triển nuổi biển thì sẽ có rất nhiều ưu thế.

Liên quan vấn đề này, Tiến sỹ Phan Thị Vân, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết, hiện nay Việt Nam đang có 3 sản phẩm chủ lực là cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nếu trong tương lai phát triển nuôi biển thì sẽ phải lựa chọn đối tượng chủ lực nào, đây là vấn đề cần được giải quyết.

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, cần quan tâm đặc biệt đến nuôi biển trong tương lai, tập trung mạnh vào đầu tư, xây dựng hạ tầng, đầu tư đến đâu, nuôi biển đến đấy. Theo Thứ trưởng, cần chuẩn bị hành trang kỹ càng cho nuôi biển, để chỉ sau 1 -2 năm, có hạ tầng tốt sẽ đẩy mạnh ngay vì đây là lĩnh vực có nhiều lợi thế lớn, nhiều doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập đến hội nghị toàn quốc về nuôi biển sắp tới, sẽ mời thêm các quốc gia khác cùng tham gia. Do đó, cần có một đề án cụ thể để họ có thể xây dựng, góp ý cho Việt Nam.

V.A (tổng hợp)

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang