• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: Xuất khẩu thủy sản sau dịch COVID-19: Linh hoạt thị trường, đa dạng sản phẩm

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 28/10/2020
Ngày cập nhật: 30/10/2020

So với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, chi phí phát sinh tăng cao và doanh nghiệp phải cạnh tranh khá khốc liệt về giá bán, thị trường tiêu thụ với các nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.

Đóng gói tôm xuất khẩu tại Công ty Tân Phong Phú (huyện Hòa Bình). Ảnh: K.T

Tính đến tháng 10/2020, thủy sản xuất khẩu đạt hơn 57.480 tấn, bằng 76,76% kế hoạch và tăng 3,09% so với cùng kỳ. Qua đó, góp phần cho kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đạt hơn 603 triệu USD, bằng 75,38% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bạc Liêu trong 10 tháng năm nay tuy tăng ít so với cùng kỳ, nhưng đây là kết quả đáng ghi nhận và phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong tỉnh. Bởi với việc ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác phải ngưng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đến nay vẫn trụ vững và tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng là thành tích rất đáng tuyên dương, nhất là duy trì và tạo việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động của địa phương.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, một trong những kinh nghiệm được rút ra trong việc ứng phó với dịch COVID-19 là phải linh hoạt về thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Nghĩa là chuyển từ chế biến các mặt hàng thế mạnh sang nhu cầu của thị trường trong điều kiện ứng phó với dịch COVID-19. Cụ thể như trước đây, doanh nghiệp đóng gói tôm đông với trọng lượng khoảng 5 - 10kg/sản phẩm, thì nay chỉ đóng từ 1 - 2kg/sản phẩm. Việc làm này đã giúp cho người tiêu dùng có thu nhập thấp dễ mua trong điều kiện phải tiết kiệm chi tiêu để chống dịch. Ngoài thông qua các kênh tiêu thụ lớn ở các siêu thị, còn quan tâm đến các đại lý bán lẻ thông qua sàn giao dịch điện tử bán hàng trực tiếp với các hộ dân trong điều kiện không cho họp chợ vì thực hiện giãn cách xã hội.

Một kinh nghiệm khác, là phải mở rộng sản phẩm ngoài con tôm. Như nhiều công ty chế biến xuất khẩu hiện nay, ngoài chế biến con tôm nuôi theo mô hình công nghiệp, quảng canh, còn tập trung chế biến các mặt hàng tôm biển, cá biển, mực và chế biến cả các mặt hàng làm thức ăn nhanh phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa trong điều kiện xuất khẩu gặp khó. Cũng như tham gia chế biến các mặt hàng phục vụ thị trường du lịch trong nước thông qua việc tham gia tạo ra các sản phẩm OCOP như: Công ty xuất khẩu thủy sản Tôm Việt, Công ty TNHH MTV Thanh Phu, Công ty CP công nghệ và đầu tư Cửu Long… với nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.

Bên cạnh khai thác thêm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống trước đây để tiếp tục xuất khẩu như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông... và tiếp tục sẽ mở rộng thêm các thị trường mới ở các nước châu Á. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh.

Theo nhận định của VASEP (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam): EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ tư của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 13,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Hiện nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã bắt đầu khởi sắc từ tháng 8/2020. Cụ thể tháng 9/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ và góp phần cho 9 tháng năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường EU đạt trên 371 triệu USD, tăng 2,3%.

Thêm vào đó, ở các nước EU hiện nay, dịch COVID-19 nhiều nơi đã được khống chế nên các siêu thị, nhà hàng, dịch vụ thực phẩm đang từng bước mở cửa trở lại và kéo theo sự khởi động của ngành Du lịch. Cùng với đó, doanh số bán lẻ hoặc bán hàng online tiếp tục tăng cao, đặc biệt là thời gian vào cuối năm phục vụ cho lễ Giáng sinh và tết Dương lịch nên nhu cầu tiêu thụ tôm chắc chắn sẽ tăng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tập trung đẩy mạnh chế biến và tăng tốc vào những tháng cuối năm và đầu năm 2021. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu hàng sang thị trường EU, buộc các doanh nghiệp của tỉnh phải tuân thủ các quy định khá khắt khe về truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm…

Với những cơ hội mới về thị trường tiêu thụ và sự năng động của các doanh nghiệp, mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD trong năm 2020 là hoàn toàn khả thi.

KIM TRUNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang