• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuẩn bị tốt, xuất khẩu sẽ thuận lợi

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 11/11/2020
Ngày cập nhật: 12/11/2020

Năm nay, ngành tôm cả nước nói chung và Sóc Trăng nói riêng chắc chắn sẽ về đích đúng theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những năm tiếp theo, nhằm tận dụng tốt những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, vẫn còn nhiều vấn đề ngành tôm cần nhanh chóng khắc phục, nếu muốn giữ vững và vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.

Để có sản lượng và chất lượng tôm tốt hơn, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, bởi sản phẩm của chúng ta không chỉ muốn là bán được mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác khi họ cũng có khả năng phát triển rất nhanh, như: Ấn Độ, Indonesia… Hiện chúng ta khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh chúng ta chỉ còn mỗi yếu tố là tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục được khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn. Do đó, ngành tôm cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng, gồm: con giống, vật tư đầu vào (thức ăn, chế phẩm sinh học…) và cuối cùng là truy xuất nguồn gốc.

Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2020 của tỉnh nhiều khả năng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Ảnh: Tích Chu

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), con giống hiện là vấn đề hết sức quan trọng, cần có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ để có cơ hội vừa giảm giá thành, vừa tăng chất lượng. Nếu lấy sản lượng tôm năm 2019 của Sóc Trăng là 150.000 tấn bình quân cỡ 100 con/kg thì cần khoảng 8 tỉ con giống, nên cần nghiên cứu kỹ để giảm tỷ lệ này một cách tối đa. Đối với Sóc Trăng, theo ông Hòe, nên chăng tổ chức các hoạt động kiểm soát ngay tại các cơ sở ương giống, cấp mã số hoặc đặt ra các điều kiện, yêu cầu tiên quyết, để đảm bảo các cơ sở này luôn nhập con giống đảm bảo chất lượng, vì 80% là hộ nuôi cá thể nên nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, khả năng chọn lọc, tiếp cận con giống tốt của họ sẽ không cao. Có thể làm thêm một bước nữa là thiết lập bản đồ về dịch bệnh trong tỉnh để truy xuất nguồn gốc con giống khi có dịch bệnh xảy ra, làm cơ sở cho việc khuyến cáo người nuôi chọn lựa con giống tốt hơn cho những vụ nuôi tiếp theo. Cách làm này vừa tạo cơ sở cho sự cạnh tranh vừa đảm bảo con giống tốt nhất khi được cung ứng đến người nuôi, vừa minh bạch hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu bởi hiện tại hầu hết các nước nhập khẩu đều yêu cầu có đầy đủ hồ sơ liên quan từ con giống đến thành phẩm.

Đối với vấn đề vật tư và thức ăn phục vụ nuôi tôm, VASEP đã có kiến nghị với Tổng cục Thủy sản đề nghị bộ có quyết định buộc các doanh nghiệp ghi nhãn thức ăn là có hay không có chất Ethoxyquin để trang trại, hộ nuôi chọn lựa nhằm đảm bảo rằng chúng ta không bị EU từ chối các lô hàng có chứa chất này. Ngay từ bây giờ phải quản lý được các khâu ban đầu nếu muốn bán được sản phẩm nhiều hơn để thúc đẩy nghề nuôi phát triển hơn, chứ không phải đợi đến khi họ cấm thì đã muộn. Vấn đề quản lý các chất xử lý ao nuôi cũng hết sức quan trọng bởi vì ngoài việc đáp ứng được chất lượng đồng thời cũng có thể lẫn lộn các chất khác gây nguy cơ nhiễm kháng sinh vì bên cá tra đã gặp phải vấn đề này.

Vấn đề truy xuất nguồn gốc hiện hầu hết các thị trường lớn đều áp dụng. Cụ thể như Chương trình giám sát sản phẩm vào Hoa Kỳ (Shimp) yêu cầu tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải khai báo rõ ràng sản phẩm đó được mua từ ao nào và ao đó có được sự chấp nhận của cấp có thẩm quyền sở tại hay không (đã có hiệu lực từ 1-1-2019). Do đó, các địa phương phải khẩn trương thực hiện đánh mã số vùng nuôi để trên cơ sở đó tập hợp được danh sách ao nuôi đúng theo yêu cầu. Đây cũng là cách để chúng ta tạo nên sự khác biệt với sản phẩm các nước nhằm tăng lợi thế cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề chứng nhận ASC, từ năm ngoái đến năm nay bắt đầu có sự cố dù có chứng nhận nhưng không đầy đủ. Hiện Việt Nam là quốc gia có chứng nhận ASC thuộc hàng nhiều tại thị trường châu Âu và đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi mua hàng của phía EU. Vì vậy, chúng ta cần đưa ASC vào các hoạt động liên kết chuỗi thay vì chỉ làm VietGAP, bởi vì yêu cầu của thị trường phải là ASC thực chất và đây cũng là cách để tạo thương hiệu trên thị trường, giúp sản phẩm tiêu thụ tốt hơn cả về giá lẫn số lượng.

Theo kế hoạch, năm 2020, tỉnh Sóc Trăng thả nuôi 50.500ha tôm nước lợ, sản lượng tôm thu hoạch dự kiến 167.000 tấn; trong đó, tôm thẻ 132.000 tấn và tôm sú 35.000 tấn. Tính đến ngày 30-10, toàn tỉnh thả nuôi gần 50.000ha tôm nước lợ, đạt 99,6% kế hoạch và bằng 91,7% so cùng kỳ. Thu hoạch hơn 33.000ha, sản lượng 130.477 tấn và tỷ lệ thiệt hại chưa đến 4.000ha, tức chỉ chiếm 8% diện tích thả nuôi. Với 13.000ha đang còn tôm chủ yếu là tôm thẻ, nên có thể nói, chỉ tiêu sản lượng tôm nuôi 167.000 tấn trong năm 2020 chắc chắn sẽ đạt được.

TÍCH CHU

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang