• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành hàng nông, thủy sản: Lao đao vì thiếu container rỗng

Nguồn tin: Công Thương, 17/12/2020
Ngày cập nhật: 18/12/2020

Tình trạng thiếu container rỗng đóng hàng diễn ra liên tục kể từ đầu tháng 10/2020 đến nay đang gây thiệt hại lớn cho ngành hàng nông, thủy sản, buộc doanh nghiệp phải dời kế hoạch xuất hàng cho đơn hàng cũ và từ chối đơn hàng mới.

Theo dữ liệu thương mại của Liên hợp quốc, khoảng 60% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, đóng trong các container, với tổng số khoảng 180 triệu vỏ container trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian quay vòng trung bình của một container đã vọt lên 100 ngày, so với mức 60 ngày trước đây. Tình trạng này đã dẫn tới việc thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu ở trên toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tại Việt Nam, theo phản ánh của doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành hàng nông, thủy sản, kể từ đầu tháng 10/2020 tới nay, DN không chỉ gặp tình trạng khan hiếm container đóng hàng xuất khẩu mà giá thuê vỏ container còn tăng gấp ba so với thời điểm trước. “Ước tính lượng container rỗng có thể giảm tới 1/3 so với nhu cầu của DN xuất nhập khẩu và dn bị dời ngày đóng hàng khá nhiều. Riêng với công ty tôi có 1/3 đơn hàng xuất khẩu gạo bị dời sang tháng 1/2021 và cà phê cũng vậy” - ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex chia sẻ.

Việc thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa

Tình trạng này cũng diễn ra với những DN gạo khác như Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An và Công ty TNHH VRICE. Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An - cho hay, rất nhiều đối tác tại EU đặt hàng với Trung An nhưng công ty không dám ký vì lo không giao kịp tiến độ, dẫn tới không đảm bảo theo hợp đồng. Thậm chí với những đơn hàng đã ký rồi thì hiện trong tình trạng nằm ngoài cảng chờ đến lượt được bốc hàng lên tàu. Nếu tình hình này không sớm được giải quyết sẽ gây thiệt hại lớn cho DN.

Tương tự, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 10/2020, các DN thủy sản thuộc hiệp hội này đã nhận thông báo của một số hãng tàu vận tải container về tăng phụ phí với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á. Mức tăng phổ biến từ 50 - 200 USD/container và áp dụng luôn từ 1/11/2020 - tức chỉ vài ngày sau khi gửi thông báo tới khách hàng. Ngoài tăng phụ phí (Rate Restoration), một số hãng tàu còn thông báo tăng phí Peak Season Surcharge (phụ phí mùa cao điểm) từ 150 - 450 USD/container. Điều đáng nói, dù mức phí tăng song DN vẫn khó container đóng hàng hoặc có container thì không có tàu chạy.

Trước thực trạng này, vào đầu tháng 12 vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản gửi các DN vận tải biển về việc thực hiện niêm yết giá theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Cục Hàng hải yêu cầu các hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, tới nay thực trạng này vẫn chưa cải thiện, do đó VASEP đã gửi kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét và làm việc với các tàu về để giải quyết khó khăn cho DN, đồng thời kiến nghị các hãng tàu dừng các thu phí bất hợp lý như hiện tại. nÔng Đặng Phúc Nguyên- Tổng thư ký

Hiệp hội Rau, quả Việt Nam: Thông thường cuối năm là thời điểm các DN tăng tốc xuất khẩu để kịp thời tiến độ giao hàng cho đối tác, trong khi năm nay chuỗi cung logistics lại đình trệ do dịch bệnh. Vì thế, DN mong mỏi nhà nước sớm có phương án hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại.

Thùy Dương

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang