• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kbang (Gia Lai): Nông dân ‘méo mặt’ vì vụ bí thất bát

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 13/01/2020
Ngày cập nhật: 14/1/2020

Hơn 110 ha bí đỏ của người dân xã Đông (huyện Kbang, Gia Lai) bị nhiễm bệnh khảm lá và phấn trắng khiến năng suất giảm mạnh, thậm chí mất trắng. Nhiều nông dân không khỏi xót xa khi rơi vào cảnh thất bát ngay trước thềm Tết Nguyên đán.

Tại ruộng bí của gia đình mình, bà Lê Thị Thu (thôn 2) đang cào dây bí thành đống lớn để chuẩn bị đốt. Bà Thu buồn bã cho hay: “Nhà tôi bỏ ra hơn 10 triệu đồng để làm đất, mua giống trồng 3 sào bí đỏ hồi giữa tháng 10-2019. Ban đầu, cây bí phát triển nhanh, đẻ nhiều cành nhánh. Gia đình đang phấn khởi nghĩ về một vụ mùa bội thu thì vườn bí bắt đầu khô quắt lá rồi chết dần. Hỏi ra mới biết, bí bị nhiễm bệnh khảm lá. Chúng tôi tìm mọi cách trị bệnh cho bí nhưng không được. Thành thử đến nay, gia đình chỉ thu được 4 tạ bí đỏ, trong khi vụ trước, vẫn diện tích này thu được gần 5 tấn. Tết nhất cận kề mà mất mùa, chúng tôi không biết xoay xở sao đây”.

Ruộng bí của bà Lê Thị Thu (thôn 2, xã Đông, huyện Kbang) giảm mạnh năng suất do bị nhiễm bệnh khảm lá. Ảnh: H.S

Ruộng bí đỏ rộng hơn 1 ha của gia đình bà Trần Thị Hà (thôn 4) không bị bệnh khảm nhưng lại nhiễm bệnh phấn trắng. Bên ruộng bí có hơn một nửa nhiễm bệnh, bà Hà bộc bạch: “Tôi trồng tháng 11 nên cây bí không nhiễm bệnh khảm lá. Cả nhà chưa hết mừng thì tá hỏa phát hiện vườn bí bị nhiễm bệnh phấn trắng. Gia đình đã nỗ lực trị bệnh cho cây nhưng hơn 70% diện tích vẫn nhiễm bệnh, phần còn lại không nhiễm nhưng quả bé. Vụ bí này coi như chúng tôi lỗ nặng vì đầu tư 15 triệu đồng tiền để làm đất, mua giống, chưa kể tiền công chăm sóc mà chỉ thu lại được khoảng 5 triệu đồng”.

Bí đỏ nhiễm bệnh khiến năng suất giảm mạnh, nhiều hộ dân không còn thiết tha với việc thu hoạch mà bỏ mặc vườn bí nằm phơi giữa mưa nắng. Điển hình như 1 gia đình bà Phêu (thôn 4) trồng 1 ha bí nhưng đến giờ vẫn bỏ mặc không thu hoạch dù có nhiều dây ra quả rất to. “Bí bị nhiễm cả bệnh khảm lá và phấn trắng nên hư gần hết. Còn một vài góc không nhiễm bệnh, cho quả to nhưng tính đi tính lại thì thu hoạch không đủ trả tiền công nên chúng tôi bỏ luôn. Để vài bữa nữa, gia đình ra cày đất trồng ớt”-bà Phêu nói.

Theo bà Trần Thị Mai-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang, nguyên nhân bí đỏ mất mùa là do thời tiết thay đổi thất thường đã tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi. “Hiện nay, có 2 loại bệnh gây hại cho cây bí đỏ tại huyện là khảm lá và phấn trắng. Đối với bệnh khảm lá, cây bí sẽ ngả sang màu vàng nhạt, lá nhăn nheo, phát triển chậm và sau đó chết dần. Còn bệnh phấn trắng xuất hiện ngay từ thời kỳ cây con, một lớp phấn trắng bao phủ trên mặt lá khiến lá chuyển sang màu vàng rồi khô dần. Cây bị bệnh này thì năng suất giảm mạnh hoặc không ra quả. Vì người dân điều trị không đúng cách nên 2 loại bệnh lây lan rộng. Hiện nay, riêng xã Đông đã có hơn 110 ha bí đỏ bị nhiễm bệnh khảm lá và phấn trắng; trong đó, có 60 ha bí không ra quả, 50 ha còn lại có quả nhưng sản lượng thấp”-bà Mai cho biết.

HOÀNH SƠN

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang