Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 11/3/2023
Ngày cập nhật:
14/3/2023
Phát triển chăn nuôi tập trung và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là những giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững. Đó cũng là điều kiện để thực hiện Đề án phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Đẩy mạnh chăn nuôi tập trung quy mô lớn để từng bước tạo ra sản phẩm chăn nuôi hướng đến xuất khẩu. Ảnh chụp tại phường Thống Nhất (TP Hòa Bình).
Trong Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh xác định mục tiêu quan trọng là phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại chủ lực. Đồng thời phát triển đa dạng các loại vật nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, mà còn tiến tới xuất khẩu.
Để thực hiện mục tiêu đó, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó đã rà soát, quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng có lợi thế của từng địa phương gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch chăn nuôi của tỉnh, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; từng bước chuyển đổi bền vững về phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong công tác giống vật nuôi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y.
Lạc Thủy là một trong những địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi của tỉnh, với nhiều sản phẩm nổi bật. Theo báo cáo của UBND huyện, để phát triển chăn nuôi hướng tới xuất khẩu, huyện chú trọng chăn nuôi quy mô lớn, tập trung, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ về KHKT, ứng dụng KHCN trong chăn nuôi, như sản phẩm gà Lạc Thủy với số lượng chiếm trên 71% tổng đàn gà toàn huyện, hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại chiếm 80% tổng số hộ chăn nuôi. Chăn nuôi dê đang được quan tâm hơn vì đem lại giá trị kinh tế cao và những điều kiện để phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế. Huyện duy trì và phát triển ổn định trên 12.600 đàn ong mật, sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 136 tấn. Ngoài ra, huyện phát triển đàn bò sữa và đàn bò hướng thịt (bò BBB) với 4 trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô trên 100 con, 3 trại chăn nuôi bò BBB quy mô gần 400 con. Tổ chức thực hiện dự án khoa học cấp cơ sở "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên đàn bò cái nền Lai Sind tạo bê lai F1 BBB hướng thịt”.
Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh cho biết: Để tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó thực hiện điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường, cơ bản ban đầu đã đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng. Đẩy mạnh nhập mới, lai tạo các giống vật nuôi chất lượng cao để phát triển chăn nuôi công nghiệp hướng đến xuất khẩu; phát huy lợi thế các giống đặc trưng của địa phương. Tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là các giống bản địa đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể như: gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, vịt cổ xanh Mai Hịch, lợn bản địa Đà Bắc, lợn đen Mường Pa.
Cũng theo đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY, hiện tại, các sản phẩm nông sản của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn và được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài không nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian qua, chi cục đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, một số đơn vị có sản phẩm nông sản đáp ứng và phù hợp yêu cầu của xuất khẩu lại chưa có nhu cầu kết nối, phát triển thương mại. Vì vậy các mặt hàng chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình. Để hướng tới xuất khẩu, cần được sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư từ các cấp, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sơ chế, chế biến. Đặc biệt là chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi nhằm tạo ra các loại sản phẩm thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Viết Đào
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.