• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Du mục theo cánh ong bay

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 29/03/2020
Ngày cập nhật: 30/3/2020

Họ tự nhận mình là du mục, vì theo cánh ong bay là rong ruổi vùng đất này đến vùng đất khác - những vùng đất nở hoa. Tháng ba, những cơn mưa thường kéo đến vào buổi chiều, những đồi cà phê nở hoa trắng xóa ở đất Xuân Trường, Xuân Thọ (Đà Lạt), cũng là lúc những người du mục nuôi ong tất bật với công việc của mình.

Anh Vũ Hoàng Kiên cùng vợ và đứa con nhỏ 3 tuổi từ xã Ninh Loan (Đức Trọng) mang theo 170 hộp ong lên triền đất này đã hơn 10 ngày. Theo anh Kiên thì hiện tại các xã vùng Loan (huyện Đức Trọng) đang hạn hán, người dân đang tập trung tưới cà phê nên hoa cà phê ở đó chưa nở rộ.

Theo lịch trình như mọi năm, đúng thời điểm này anh di chuyển đàn ong của mình lên vùng đất Xuân Trường, Xuận Thọ. Tính đến nay, anh đã có 7 mùa du mục theo đàn ong lên Đà Lạt. Để có một chuyến du mục cùng đàn ong, gia đình anh phải chuẩn bị lán trại, tủ lạnh, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hằng ngày để sinh sống. Điều thuận lợi khi lên vùng đất lạnh này theo anh chính là được đặt những hộp ong ven rừng thông, giáp với Quốc lộ 20 đoạn qua xã Xuân Thọ, Xuân Trường.

Nhiều chủ ong đến địa bàn xã Xuân Thọ, Xuân Trường để đánh mật hoa cà phê

Còn anh Lê Văn Đảm thì có một hành trình du mục xa xôi hơn khi cùng với anh trai của mình đưa 700 hộp ong từ tỉnh Trà Vinh lên đây. Chỉ riêng tiền thuê xe chuyên chở các hộp ong đã mất 18 triệu đồng. Sau 20 ngày, đàn ong của anh Đảm cho khoảng 5.000 lít mật, sau khi thư hoạch mật, anh sẽ kết thúc hành trình đánh mật ở đây và chuyển đến một địa điểm khác.

Để có thể khai thác số lượng là 700 hộp, anh Đảm thuê một số người dân địa phương làm công với mức thu nhập từ 300 đến 350 nghìn đồng/ngày. Hay, cũng có một cách thanh toán khác chính là làm công nhật để đổi lấy mật ong. Chị Nguyễn Hồng Lâm (47 tuổi) thôn Đa Thọ (xã Xuân Thọ) cho biết: Người đánh mật ong mỗi năm thường mang theo đàn ong lên đây nên tôi đã làm công cho họ được vài mùa rồi, nếu mình muốn có thể lấy tiền còn không thì mỗi ngày làm việc tôi quy đổi ra 5 lít mật ong. Số mật này tôi dùng trong gia đình hay làm quà biếu cho anh em, họ hàng.

Người dân địa phương thu hoạch mật ong cho các chủ nuôi ong

Cũng theo nhiều người đang đánh mật ở đây thì vì quãng thời gian này mưa thường hay xuất hiện nên họ sẽ sớm chuyển đàn ong của mình đến các địa điểm khác, có thể sẽ đi ra các tỉnh miền Trung hay miền Bắc, nói chung cứ theo những mùa hoa mà đi. Ví như mùa hoa thanh long, mùa hoa vải thiều, mùa hoa cây keo tràm, mùa hoa chôm chôm…

ĐỨC TÚ

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang