Nguồn tin: VOV, 21/04/2020
Ngày cập nhật:
22/4/2020
Cần tổ chức tốt công tác nhân, nhập khẩu lợn giống để khôi phục đàn lợn nhanh chóng bổ sung nguồn cung thực phẩm trong nước.
Tại buổi làm việc với một số doanh nghiệp (DN) chăn nuôi lớn và đơn vị chuyên môn trực thuộc, về các giải pháp tăng cường tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu giống lợn và giống vật nuôi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, để khôi phục đàn lợn công tác giống là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng đàn lợn. Vì vậy cần tăng cường nhân giống và cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi.
Báo cáo của một số đơn vị chuyên ngành cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 3.100 con lợn giống gốc nhập khẩu từ các quốc gia như Canada, Mỹ… về Việt Nam; đã có hơn 46.400 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn được nhập khẩu, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lần lượt số lượng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ các quốc gia như Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ và Liên bang Nga.
Một số ý kiến cho rằng, khi nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu cũng như giá lợn hơi vẫn “neo ở mức cao” thì nhập khẩu lợn giống khôi phục tái đàn được coi là giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, góp phần bình ổn giá thịt lợn.
Nhập khẩu lợn giống, khôi phục tái đàn được coi là giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, góp phần bình ổn giá thịt lợn.
Để tăng nguồn cung con giống phục vụ tái đàn sau dịch cần có thêm những cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi mở rộng quy chuồng trại, tăng cường cung cấp con giống an toàn cho cả hệ thống chăn nuôi gia công và các trang trại, gia trại ngoài hệ thống của doanh nghiệp.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, hiện nay con giống thương phẩm nuôi sau 28 ngày được bán cho dân để nuôi lấy thịt vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong khi con giống này cũng chỉ nuôi lấy thịt trong vòng 4 tháng nên cũng không có nhiều rủi ro về vấn đề dịch bệnh.
“Mong muốn của các doanh nghiệp là sẽ bán khoảng 70% số lợn giống cho các cơ sở chăn nuôi vệ tinh, thông qua các Sở NN&PTNT để lựa chọn những trang trại đảm bảo tương đối về an toàn sinh học, qua đó khuyến khích tăng thêm nguồn cung đáp ứng nhu cầu thực phẩm”, bà Hạnh kiến nghị.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tính toán, với hơn 3.000 con lợn giống gốc đã nhập khẩu và chuẩn bị nhập thêm gần 1.000 con, cả nước sẽ có 4.000 lợn giống gốc cộng với 109.000 con đang có sẵn sẽ là nguồn cung cấp con giống lợn cho sản xuất chăn nuôi thời gian tới.
Hiện nay có đến 80% con giống gốc phải nhập khẩu, sản xuất trong nội địa chỉ chiếm 20%. Vì vậy về lâu dài cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như an toàn sinh học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tín dụng, tháo gỡ khó khăn về đất đai để nâng cao năng lực công tác sản xuất giống, phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
“Công tác giống là vật tư nguyên liệu đầu vào rất quan trọng của ngành chăn nuôi. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp nhập khẩu nếu có khó khăn liên quan cần thông tin đến Bộ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, từ đó tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống kịp thời, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất của năm nay mà còn giai đoạn 5 năm sắp tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ./.
Minh Long/VOV1
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.