• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cuối quý 3 sẽ đáp ứng đủ nguồn cung con giống phục vụ tái đàn lợn

Nguồn tin: VOV, 17/05/2020
Ngày cập nhật: 19/5/2020

Khắc phục khó khăn do thiếu con giống trong tái đàn, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện với các gia trại, trang trại.

Cùng với các giải pháp tháo gỡ về vốn, quỹ đất để mở rộng quy mô chăn nuôi an toàn sinh học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống đáp ứng nhu cầu tăng đàn và tái đàn lợn. Việc này sẽ góp phần cân đối nguồn cung thịt lợn trên thị trường trong tình hình giá lợn hơi liên tục neo giá ở mức cao trong thời gian qua.

Ông Phạm Trần Sum, Giám đốc công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức – doanh nghiệp vừa nhập lô lợn bố mẹ đầu tiên từ Thái Lan về nước để nhân giống chia sẻ, trong số 20.000 lợn nái nhập về theo kế hoạch sẽ có một nửa phục vụ việc tái đàn của doanh nghiệp số còn lại sẽ cung cấp ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. Dự kiến đến cuối tháng 8, doanh nghiệp sẽ nhập đủ 20.000 con lợn nái từ Thái Lan đưa về Việt Nam và giá bán lợn giống ra thị trường trên 2 triệu đồng/con, giảm khoảng 30% so với mức giá lợn giống trên thị trường hiện nay.

“Việc sớm đưa lợn nái vào sản xuất sẽ góp phần giảm áp lực về nhu cầu lợn sinh sản và lợn giống khi đó giá có thể sẽ giảm từ 20 - 30%” - ông Sum nói.

Cuối quý 3 sẽ đáp ứng đủ nguồn cung con giống phục vụ tái đàn lợn.

Khắc phục những khó khăn do thiếu con giống trong tái đàn, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện với các gia trại, trang trại về kinh phí để duy trì và tăng đàn nái, đực giống như: thành phố Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái, Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ lợn đực giống, Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, trong quá trình tái đàn, tăng đàn lợn để cân đối cung cầu, góp phần giảm giá thịt lợn, nhiều trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương đang gặp khó khăn về vốn, con giống và điều kiện an toàn sinh học.

“Việc tăng đàn là hết sức cần thiết nhưng đồng thời phải phát triển bền vững cũng hết sức quan trọng. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập lợn bố mẹ về thì không những đảm bảo con giống trong chuỗi chăn nuôi khép kín của trang trại đó mà còn đảm bảo chăn nuôi liên kết với các hợp tác xã, các gia trại đã phát triển chăn nuôi trước khi có dịch” - ông Việt cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn lợn của cả nước hiện nay là gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có dịch tả lợn châu Phi, tăng bình quân 5,78%/tháng. Trong số 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn với các điểm liên kết vệ tinh đang chiếm khoảng 35% tổng đàn lợn thương phẩm với tốc độ tái đàn đạt 17%. Còn các hộ chăn nuôi quy mô trang traijrại, gia trại và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn đến 67% thì việc tái đàn lại diễn ra rất chậm. Nguyên nhân chính là do khan hiếm về nguồn cung con giống và giá lợn giống, lợn hậu bị đang bị đẩy lên rất cao, ngay cả khi có tiền cũng khó mà mua được.

Để tháo gỡ khó khăn, cùng với yêu cầu các địa phương khẩn trương hỗ trợ các hộ chăn nuôi thiệt hại sau dịch tả lợn châu Phi, giải pháp trước mắt hiện nay là nhập khẩu tăng cường thêm nguồn cung con giống phục vụ tái đàn. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu lợn giống với hơn 110.000 con. Riêng đàn giống thế hệ ông bà, cụ kỵ đã nhập khẩu về nước là 5.016 con, dự kiến sẽ nhập thêm 10.000 con nữa.

Việc nhập khẩu đàn lợn giống trong năm nay, cộng với đàn giống gốc hiện có trong nước khoảng 109.000 con không những đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2024, mà sẽ đáp ứng đủ trong quý 3 và quý 4 năm nay.

“Có 3 giải pháp tiến hành đồng bộ thứ nhất là từ 109 con giống cụ kỵ, ông bà trong nước hiện đang có thì tăng tỷ lệ chọn lọc để chúng ta có đủ cơ cấu giống. Thứ hai là nhập nguồn tinh về làm “tươi máu” làm mới đàn giống cụ kỵ. Thứ ba là nhập đàn giống bố mẹ sẽ có cơ cấu đàn giống đầy đủ vào những tháng của quý 3 và quý 4 năm nay” - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết.

Đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn khôi phục sản xuất, con giống là yếu tố quyết định. Trong bối cảnh nguồn cung con giống trong nước chưa đáp ứng yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường nhập khẩu lợn giống bố, mẹ để đáp ứng con giống phục vụ công tác tăng đàn và tái đàn, và việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có “hạn ngạch”. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn về tín dụng, quỹ đất tạo điều kiện để chăn nuôi nông hộ, trang trại, hợp tác xã tổ chức tăng đàn, tái đàn trong thời gian ngắn nhất đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá thịt lợn cũng như tăng nguồn cung thịt lợn trong nước./

Minh Long/VOV1

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang