• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Doanh nghiệp chăn nuôi hậu Covid-19: Thuận lợi đan xen thách thức

Nguồn tin: Công Thương, 19/05/2020
Ngày cập nhật: 21/5/2020

Nhận định sau dịch sẽ là thời cơ để bứt phá nên ở thời điểm này nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đang củng cố lại chuỗi cung ứng sản xuất để sẵn sàng nắm bắt cơ hội ngay khi dịch kết thúc.

Cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo đánh giá của ngành chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam giảm mạnh do lượng khách du lịch nội địa cũng như quốc tế từ tháng 2/2020 đến nay giảm tới 65-70% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó dẫn tới hiện tượng cung vượt quá cầu đối với hầu hết các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản (trừ thịt lợn), hàng loạt sản phẩm bị giảm giá mạnh, thậm chí không bán được như tôm, cá, trứng gia cầm…

Đơn cử tại Đồng Tháp, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này, Đồng Tháp hiện có tổng đàn gia cầm đạt hơn 4,5 triệu con, cung cấp cho các địa phương trong vùng và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, nhu cầu thị trường giảm mạnh bởi các quán ăn, nhà hàng mua không nhiều, dẫn đến các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi bị thiệt hại nặng.

Tiêu thụ trứng gia cầm của nhiều doanh nghiệp sụt giảm vì dịch bệnh

Là đơn vị vừa trực tiếp sản xuất và mở kênh phân phối khắp các tỉnh/ thành phố, ông Phạm Thanh Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân - thừa nhận, khi dịch diễn tiến phức tạp, lượng sản phẩm mà Ba Huân vốn chỉ bán cho trường học, nhà hàng, khách sạn hầu như không có doanh thu. Vì thế Ba Huân phải chuyển hướng qua kênh siêu thị, kênh online - nhờ vậy mới “trụ được” trong suốt mùa dịch.

Dịch bệnh xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới các DN đang trực tiếp sản xuất, chăn nuôi mà các đơn vị đang xây dựng dự án chăn nuôi cũng chịu chung số phận. Công ty Cổ phần CPV - Food VN (thuộc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam) là một trong những DN như vậy. Thời điểm dịch chưa diễn ra công ty này đang xây dựng dự án sản xuất và chế biến gà xuất khẩu tại Bình Phước. Đây là dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín đầu tiên của C.P. Việt Nam. Ước tính ngân sách đầu tư lên đến 200 triệu USD và công suất đạt 50 triệu con một năm. Thế nhưng khi dịch ập tới mọi tiến độ xây dựng của dự án đã bị đình trệ, đảo lộn các kế hoạch ban đầu đã đề ra của DN này.

Ông Sawang Chanprasert - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần CPV - Food VN - chia sẻ, Covid-19 đã khiến tiến độ hoàn thành dự án chậm so với kế hoạch nhiều tháng bởi trong quá trình xây dựng, chuyên gia lắp đặt máy móc từ nước ngoài không thể sang Việt Nam lắp đặt, hướng dẫn vận hành máy do vướng quy định về cách ly xã hội, cũng như các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam…

Ở thời điểm hiện tại, việc Chính phủ đang kiểm soát tốt dịch bệnh đã tạo sự tin tưởng cho DN, giúp DN sẵn sàng tâm thế mới để đón cơ hội sau dịch. Ông Sawang Chanprasert nhận xét, sau dịch bệnh Covid-19 sẽ là cơ hội tốt cho ngành chăn nuôi bởi thế giới đang khan hiếm thực phẩm. Chính vì thế, ngay khi hết thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi đã đẩy tiến độ nhanh nhất có thể nhằm nhanh chóng đưa dự án sản xuất và chế biến gà xuất khẩu đi vào hoạt động. Thị trường chúng tôi hướng tới là cả trong nước và xuất khẩu nên đã có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác để sẵn sàng triển khai khi có thể.

Nói thêm về dự án đang xây dựng, ông Sawang Chanprasert cho biết, dự án này sử dụng các công nghệ hiện đại nhất trong suốt quy trình, từ đầu vào như thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gà cho tới nhà máy chế biến thịt gà nhằm cho ra sản phẩm thịt gà đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Với Ba Huân, ông Phạm Thanh Hùng cho biết, công ty đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, với trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao quy mô 18ha, tổng đàn 1 triệu con và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại Bình Dương; nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2ha, công suất 185.000 trứng/giờ tại TP. Hồ Chí Minh; nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5ha, công suất 50 tấn/ngày tại Long An; trang trại chăn nuôi gà lấy thịt công nghệ cao quy mô 30ha, tổng đàn 3 triệu con tại Long An... Trong đó, riêng sản phẩm trứng gia cầm, trung bình mỗi ngày Công ty Ba Huân cung ứng ra thị trường từ 600.000 - 1 triệu quả trứng.

Với sự đầu tư bài bản và chuẩn bị sẵn sàng, các doanh nghiệp chăn nuôi hy vọng sau dịch có thể bứt phá và tận dụng cơ hội tốt hơn.

Mai Ca

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang