• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Bình: Nông dân Minh Hóa được mùa mật ong

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 13/06/2020
Ngày cập nhật: 15/6/2020

Thời điểm này, nông dân nuôi ong ở huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) đang bước vào vụ thu hoạch rộ với những tín hiệu vui, chất lượng và năng suất mật ong đều đạt cao hơn những năm trước.

Theo nhiều người nuôi ong lấy mật ở huyện Minh Hóa, vụ ong năm nay được mùa nhờ thời tiết thuận lợi, nhiều loại cây rừng phát triển tốt, cho hoa nhiều, nguồn thức ăn của ong rất dồi dào, cho chất lượng mật tốt, năng suất cao.

Ông Đinh Long, ở xã Xuân Hóa, hiện đang nuôi 70 đàn ong, cho biết, trong đợt thu hoạch vừa qua, 70 đàn ong của gia đình ông cho 120 lít mật ong, thu về hơn 15 triệu đồng. Tính ra, từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Long đã có nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ bán mật ong. Chưa kể, ông Long còn có nguồn thu nhập từ bán ong giống và tư vấn kỹ thuật, chăm sóc ong...

Cũng theo ông Long, bình quân mỗi đàn ong có thể cho 20 lít mật/vụ. Tuy nhiên, vụ ong năm nay, nhiều đàn ong của gia đình ông có thể cho từ 25 đến 30 lít mật, thậm chí có đàn cho đến 40 lít.

Bình quân mỗi đàn ong có thể cho 20 lít mật/vụ.

Bà Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết, mặc dù năm nay là vụ đầu tiên người dân xã Trọng Hóa (đa số là bà con người Khùa, người Mày) tiếp cận với nghề nuôi ong lấy mật nhưng họ cũng đã có một vụ mật bội thu. Hiện toàn xã Trọng Hóa có 25 hộ nuôi với 125 đàn ong. Từ đầu vụ đến nay, trung bình mỗi tháng bà con trên địa bàn xã Trọng Hóa thu được trên 100 lít mật. Nhiều hộ đã bắt đầu có thu nhập khá từ nghề nuôi ong lấy mật, như: Hồ Đeng, Hồ Khăm ở bản Ka In; Hồ Đam, Hồ Lai ở bản Hưng…

Theo thống kê của UBND huyện Minh Hóa, hiện nay, toàn huyện đã phát triển trên 3.000 đàn ong. Các địa phương, như: Xuân Hóa, Trung Hóa, Minh Hóa, Hóa Hợp, có phong trào nuôi ong phát triển mạnh, bình quân mỗi hộ cho thu nhập từ 50-120 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà con nông dân, vụ ong năm nay tuy được mùa nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn, giá cả chỉ dừng lại ở mức 170 nghìn đồng/lít, thấp hơn rất nhiều so với mật ong rừng. Nhiều địa phương trên địa bàn huyện Minh Hóa có lợi thế về đồi núi đều phát triển nghề nuôi ong lấy mật, nhưng khâu tiêu thụ vẫn là bài toán “khó giải” lâu nay.

Nhiều hộ nuôi ong thu hoạch mật rồi bán lẻ từng chai qua các mối quen giới thiệu mà không có thị trường ổn định nên việc duy trì cũng trở nên bấp bênh và kém hiệu quả.Vì vậy, việc cần thiết nhất hiện vẫn là xây dựng một kênh tiêu thụ ổn định cho mật ong Minh Hóa, góp phần nâng cao giá trị mật ong và giúp bà con yên tâm nuôi ong lấy mật.

Lâm An

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang