• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải quyết tranh chấp vật nuôi

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 3/7/2020
Ngày cập nhật: 5/7/2020

Ở các vùng nông thôn nước ta, đã và đang xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp về quyền sở hữu vật nuôi, các đương sự phải đưa nhau ra tòa để giải quyết. Trên thực tế, các vụ tranh chấp về vật nuôi diễn ra trong bối cảnh có những vướng mắc mà việc giải quyết không hề dễ dàng.

Gia súc, gia cầm cũng là loại tài sản được quy định trong chế định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu. Do đặc tính di chuyển của vật nuôi, cùng với tập quán thả rông vật nuôi, đã khiến cho việc quản lý và bảo vệ vật nuôi gặp phải những khó khăn nhất định. Có nhiều vụ tranh chấp vật nuôi giữa 2 hộ gia đình được thương lượng giải quyết, hòa giải khi cả hai bên đồng thuận. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, tòa án cũng không có căn cứ nào để giải quyết. Do vậy, trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, ngoài các quy định về quyền sở hữu chung như các loại tài sản khác, còn quy định các trường hợp xác định quyền sở hữu khi vật nuôi bị thất lạc.

Về công nghệ tế bào động vật, Viện Chăn nuôi có thể giám định ADN vật nuôi. Giải pháp này có hiệu quả trong trường hợp nguồn gốc vật nuôi được xác định rõ ràng, cũng như có nguồn ADN huyết thống. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là chi phí giám định cao. Đương sự tranh chấp giành lại vật nuôi bởi có thể đó là cả gia tài với họ nhưng chi phí để giải quyết lại vượt quá khả năng chi trả. Hệ thống pháp luật hiện nay không có các quy định hướng dẫn về cách thức xử lý các trường hợp tranh chấp vật nuôi như vậy. Thậm chí, có những vụ việc vì không thống nhất được nên phải kéo dài bất tận. Kể cả trong trường hợp không có căn cứ giải quyết, pháp luật cũng chưa có cơ chế xử lý đối với vật nuôi tranh chấp. Có trường hợp tòa án buộc phải giải quyết bằng cách… chia đôi vật nuôi.

Sau khi giải quyết vấn đề khó khăn là vật nuôi thuộc về ai, người đã nuôi giữ gia súc, gia cầm trong thời gian bị thất lạc có quyền yêu cầu chủ sở hữu phải thanh toán tiền công và chi phí theo khoản 2 Điều 231 và khoản 2 Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó, nếu gia súc, gia cầm có sinh con thì người nuôi giữ được hưởng một nửa số con hoặc nửa giá trị nếu là gia súc, hoặc được hưởng toàn bộ nếu là gia cầm. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nuôi giữ gia súc, gia cầm bị thất lạc của người khác. Thế nhưng, quy định này cũng chỉ dừng lại ở đối tượng là gia súc, gia cầm, nếu là các loại vật nuôi khác (trừ vật nuôi dưới nước đã được quy định tại Điều 233 Bộ luật Dân sự 2015) thì lại chưa có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người nuôi giữ,

Luật sư NGUYỄN TRUNG TRỰC - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang