Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 06/07/2020
Ngày cập nhật:
8/7/2020
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của các ngành chuyên môn… là những giải pháp căn cơ đang được người chăn nuôi trong tỉnh Bạc Liêu triển khai nhằm bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.
Người chăn nuôi vịt ở huyện Hồng Dân chăm sóc đàn vịt. Ảnh: C.L
Ý thức được các loại dịch bệnh nguy hiểm như: dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm có thể tái phát, gây hại cho vật nuôi bất cứ lúc nào, người chăn nuôi tại các địa phương đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng vệ. Ông Châu Văn Liệt (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) chia sẻ: “Dịch bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vì thế, để đảm bảo đàn vịt nuôi phát triển tốt, ít phát sinh dịch bệnh, sau khi bắt về nuôi được khoảng một tuần, tôi tiêm vắc-xin phòng một số bệnh thường gặp ở gia cầm. Đồng thời, sửa chữa, dọn dẹp lại chuồng nuôi cho thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra, tôi còn bổ sung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và vitamin C để tăng sức đề kháng cho vịt”.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 2 triệu con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như: tiến hành phun hóa chất ở các khu vực chuồng trại chăn nuôi của người dân, các điểm tập kết, giết mổ… Trong điều kiện thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa như hiện nay là điều kiện thuận lợi để các loại vi-rút gây bệnh phát triển. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng thịt và các sản phẩm động vật trên thị trường đang tăng, khiến việc mua bán, vận chuyển động vật, đặc biệt là heo, ra vào tỉnh nhiều hơn; đây là yếu tố khiến nguy cơ tái phát dịch bệnh cao hơn. Vì vậy, người chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi như: Cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết. Đồng thời, tu sửa và chằng chống lại chuồng trại, đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời vật nuôi khi ngập lụt; dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm...
Định kỳ phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi, chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi. Khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh…, phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc khuyến nông viên cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.
“Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được người dân đặc biệt quan tâm. Đây là tiền đề rất quan trọng đảm bảo để ngành Chăn nuôi phát triển an toàn, ổn định”, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết.
Chí Linh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.