Nguồn tin: Báo Bình Định, 25/08/2020
Ngày cập nhật:
26/8/2020
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đang gặp nhiều khó khăn. Dù giá gia cầm đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn số lượng lớn gà, vịt đến kỳ xuất bán không thể tiêu thụ được.
Nhiều đàn gà của các hộ chăn nuôi ở An Lão đến kỳ xuất bán vẫn không tiêu thụ được.
Theo nhiều chủ trang trại nuôi gà, gà vườn, thả đồi lâu nay chủ yếu tiêu thụ tại địa phương, nay do nhiều hàng quán đóng cửa, tiệc cưới hỏi, liên hoan cũng tạm đình nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Vương, ở thôn Hưng Nhơn, thị trấn An Lão cho hay: Trước đây, giá gà thả đồi tầm 80 - 90.000 đồng/kg, nay giảm còn 50 - 60.000 đồng/kg. Rẻ vậy nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm và sức mua yếu hẳn so với trước. Tương tự, ông Trần Tấn Đức, thôn Tân Lập, xã An Tân cũng đang lo lắng khi đàn gà, vịt của gia đình đã quá lứa mà chưa xuất bán được. Ông Đức cho biết: “Bình quân mỗi ngày tôi tốn khoảng 400 nghìn đồng tiền thức ăn cho 1.000 con gà, vịt, đó là tôi nuôi cầm chừng, cắt giảm tối thiểu thức ăn công nghiệp, tận dụng rau, thân cây chuối chứ không dám cho ăn đủ số lượng như trước. Cứ càng kéo dài, người nuôi càng lỗ nặng”.
Để giảm bớt thiệt hại do đầu ra khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tìm cách đưa ra chợ bán lẻ, hay rao bán trực tuyến trên mạng xã hội. “Trước đây, thương lái đến tận nhà thu mua số lượng lớn, giờ giá gà, vịt giảm đến 20 - 25.000 đồng/kg, nhưng tôi phải bán tháo. Bình quân mỗi ngày tôi bán khoảng 30 con vịt, gà làm sẵn cho khách đặt hàng. Với giá như hiện tại thì không có lãi, tính kỹ thì lỗ tiền công. Nhưng bán được sớm ngày nào mừng ngày ấy”, chị Nguyễn Thị Thiết, ở thôn Tân An, xã An Tân bộc bạch.
Theo thống kê, hiện nay tổng đàn gia cầm toàn huyện có khoảng 65.700 con. Ông Đỗ Đình Biểu, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ gia cầm. Hơn nữa, thực tế người chăn nuôi gia cầm đang tự thân vận động là chính, bởi chưa có sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nên giá cả bấp bênh. Về lâu dài, ngành đang kêu gọi DN liên kết với người chăn nuôi gia cầm để hỗ trợ nguồn giống chất lượng cũng như bao tiêu đầu ra, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân”.
DIỆP THỊ DIỆU
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.