Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh, 19/10/2020
Ngày cập nhật:
20/10/2020
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa đông năm nay đến khá sớm, khả năng có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Do đó, công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cần được chú trọng.
Cán bộ thú y xã Hải Tiến (TP Móng Cái) tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn.
Gia đình ông Lê Văn Thuấn (thôn 4, xã Hải Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là một trong những hộ chăn nuôi vịt có quy mô lớn ở xã Hải Tiến, với trên 2.000 con. Ông Thuấn cho biết: Để chuẩn bị cho đợt chăn nuôi mùa đông năm nay, gia đình tôi đã mời cán bộ thú y xã tới tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Bên cạnh đó, được sự hướng dẫn của cán bộ thú y xã, gia đình thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại kín gió; áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thường xuyên khử trùng tiêu độc chuồng trại.
Thời điểm này, các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP Móng Cái đang đẩy mạnh tiêm phòng, phun khử trùng, tiêu độc, gia cố khu vực chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh, chống rét từ đầu mùa cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế TP Móng Cái, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, không phát sinh dịch bệnh; người dân yên tâm tăng đàn, mở rộng diện tích chăn nuôi. Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố là trên 250.000 con các loại.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện các địa phương trong tỉnh duy trì chăn nuôi ổn định. Trong đó, đàn bò 31.630 con, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2019; đàn gia cầm trên 3,8 triệu con, tăng 4,8% so với cùng kỳ; đàn lợn 269.570 con, tăng 1,8% cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, mặc dù một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng... vẫn xảy ra rải rác tại một số địa phương, tuy nhiên với sự chủ động ứng phó nhanh, khoanh vùng dập dịch kịp thời, nên dịch bệnh đều được ngăn chặn, kiểm soát tốt. Để duy trì, phát triển đàn vật nuôi, Sở NN&PTNT và các địa phương đang tích cực vận động người nuôi tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), cho biết: Chi cục đang phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, như phun hóa chất ở các chuồng trại chăn nuôi, các điểm tập kết, giết mổ. Đặc biệt là đẩy nhanh công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2020, đảm bảo đạt trên 80% tổng đàn để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tối đa dịch bệnh phát sinh khi giao mùa, nhất là bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo, thời tiết giao mùa như hiện nay là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh phát triển. Vì vậy, người chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi, như thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hằng ngày, tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa đông để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết. Các địa phương miền núi cao thường xảy ra rét đậm, rét hại, chủ động tu sửa và gia cố lại chuồng trại; tích trữ thức ăn thô khô (rơm, rạ, cỏ khô), bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, tối thiểu 5-7kg thức ăn thô xanh/con/ngày cho trâu, bò nuôi nhốt…
Nguyễn Thanh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.