Nguồn tin: Hà Nội Mới, 04/11/2020
Ngày cập nhật:
7/11/2020
Chiều 4-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc lần đầu tiên được phát hiện tại Zambia vào năm 1929. Sau đó, dịch bệnh đã lây lan và lưu hành ở hầu khắp các châu lục. Đây là bệnh truyền nhiễm do một số loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra chủ yếu trên trâu, bò. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 14 ngày; tỷ lệ gây chết từ 1 đến 5%. Tuy nhiên, vi rút gây bệnh viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.
Tại Việt Nam, từ giữa tháng 10-2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra ở 13 xã thuộc 3 huyện của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Tổng số gia súc mắc bệnh là 232 con, trong đó 19 con bị chết. Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, bệnh này xuất hiện tại 5 xã của huyện Hữu Lũng với tổng số 68 con bò mắc bệnh, trong đó, 6 con bị chết. Tại Cao Bằng, có 8 xã thuộc 2 huyện Hạ Lang, Hòa An có vật nuôi bị mắc bệnh, tổng số 164 con bò bị bệnh viêm da nổi cục,13 con bị chết.
Ngay sau khi xác định đàn bò ở 2 tỉnh nói trên bị bệnh, Cục Thú y đã thành lập 6 đoàn công tác trực tiếp đến phối hợp với chính quyền địa phương để chỉ đạo xử lý các ổ dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây lan diện rộng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã yêu cầu Cục Thú y chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về xét nghiệm để ứng phó với nguy cơ bùng phát bệnh viêm da nổi cục. Bộ cũng đã có công điện đề nghị các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước tập trung ứng phó với nguy cơ bệnh.
Hiện, bệnh này mới chỉ xuất hiện ở một vài địa phương, không lây nhiễm và không gây bệnh trên người nên các hộ chăn nuôi và người dân nói chung không nên hoang mang. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tổ chức, hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục.
Trong khi chờ vắc xin, Bộ chỉ đạo Cục Thú y phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp thí điểm sử dụng vắc xin phòng bệnh đậu ở dê để tiêm phòng cho đàn gia súc tại các xã đã có dịch, vì vi rút gây bệnh viêm da nổi cục cùng họ với vi rút gây bệnh đậu ở dê, có mức tương đồng kháng nguyên và gen di truyền hơn 95%...
Cùng với đó, các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát gia súc, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi...
NGỌC QUỲNH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.