• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đầu tư tiền tỷ nuôi tôm lót bạt công nghệ cao

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 24/12/2020
Ngày cập nhật: 1/1/2021

Nuôi tôm lót bạt.

Được hỗ trợ của Sở khoa học và công nghệ TP.HCM, Hợp tác xã (HTX) Thuận Yến tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM đã đầu tư mô hình nuôi tôm lót bạt công nghệ cao. Với mô hình này giúp tôm có tỷ lệ sống trên 80% và cho năng suất cao hơn cách nuôi ao truyền thống từ 30 - 40%.

HTX Thuận Yến được thành lập từ năm 2011 với 9 thành viên. HTX hoạt động các dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây và tư vấn kỹ thuật nhà yến. Đồng thời, HTX còn cung cấp dịch vụ thương mại tổng hợp, xuất nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp, tổ yến, khô các loại.

Với nhiều năm hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm, HTX đã mạnh dạn áp dụng công nghệ hiện đại vào nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, được Sở khoa học và công nghệ TP.HCM hỗ trợ 30% kinh phí, HTX Thuận Yến đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để triển khai mô hình nuôi tôm thâm canh trong hồ lót bạt HDPE, thực hiện ở 2 hồ nuôi với diện tích 500 m2.

Hệ thống nuôi tôm theo quy trình này gồm hai hồ lắng thô (cấp 1 và cấp 2) lấy nước từ biển, thông qua ống lọc có gắn túi lọc (2 lớp) dùng để trữ nước làm sạch tự nhiên. Sau đó, nước được chuyển qua hồ lắng tinh, tiếp tục được xử lý qua 2 túi lọc. Hồ lắng tinh được lót bạt ở đáy, có độ sâu từ 2 đến 3 mét. Tại đây, sau khi kiểm tra các chỉ tiêu môi trường (pH, kiềm, Mg, Ca, NH3, NO2), khuẩn vibrio gây hại, nước mới được cấp cho hồ nuôi thương phẩm.

Hồ nuôi được thiết kế dạng hình tròn, nổi trên mặt đất và lót bạt HDPE với diện tích 500 m2, có mái che bằng lưới xung quanh để giảm bớt ánh sáng cũng như giữ nhiệt độ nước không tăng quá cao trong những ngày nắng nóng. Trước khi chuyển đến hồ nuôi, tôm sẽ được ươm tại hồ ươm trong thời gian 1 tháng. Hồ ươm diện tích 100 m2 cũng được thiết kế dạng hình tròn, nổi trên mặt đất và lót bạt HDPE.

Bà Nguyễn Thị Nhiệm, giám đốc HTX Thuận Yến cho biết, việc ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao này sẽ rút ngắn được thời gian nuôi, rủi ro ít hơn, tôm nuôi đạt 3 tháng là có thể thu hoạch với sản lượng từ 40 đến 50 tấn tôm/ha/vụ. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm này còn sử dụng nhà màng nhằm hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Nước thải của hồ nuôi được xử lý tuần hoàn lại hồ nuôi. Các chất thải khác được thu gom và tái chế làm phân bón cho cây trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

HOÀI AN

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang