• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Tĩnh: Tăng cường các giải pháp khoa học công nghệ và giải công trình nuôi nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Nguồn tin: Tổng cục thủy sản, 13/4/2021
Ngày cập nhật: 15/4/2021

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong đề án Phát triển Nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 và những năm tiếp theo; Đầu tư hạ tầng công trình nuôi, công nghệ để nuôi tôm trong nhà kín có các ưu điểm vượt trội như hạn chế rủi ro do thời tiết, dịch bệnh cũng như chủ động được thời vụ, năng suất cao bước đầu đã được khẳng định tại Hà Tĩnh.

Trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ và giải công trình nuôi nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau nhiều năm nuôi tôm trong ao đất ngoài trời hiệu quả bếp bênh, cuối năm 2019, HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà chuyển sang mô hình nuôi tôm trong nhà. Đến nay, HTX đã đầu tư 2 tỷ đồng, xây dựng 4 nhà nuôi tôm. Theo Ông Trần Bá Chung - Giám đốc HTX “Tôi từng nuôi tôm nhiều năm, từ nuôi trong hồ đất, hồ bạt và cũng không ít lần thất bại; học tập, tham quan mô hình nuôi tôm trong nhà ở các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình về, tôi thấy hợp lý nên quyết tâm vay vốn đầu tư. Ban đầu tôi xây thử nghiệm 1 nhà 3 bể với 110m² rồi dần mở rộng ra. Hiện nay, HTX có 4 nhà, chia thành 35 bể với tổng diện tích hơn 2.000m². Trong nhà nuôi tôm có hệ thống đèn chiếu sáng, mùa đông có mái che kín bằng nilon, mùa hè sử dụng lưới lan để đảm bảo độ thông thoáng. Nuôi tôm trong nhà có thể giảm thiểu chi phí nuôi, quản lý được các yếu tố môi trường, thức ăn. Sau hơn 1 năm nuôi trong nhà, tôm đã cho thu hoạch 3 lứa, mỗi lứa lãi gần 300 triệu đồng”. Ông Chung tính toán, thời gian nuôi tầm 4 tháng, cứ mỗi bể 300m² cho năng suất khoảng 3 tạ tôm thương phẩm. Nếu nuôi hồ bạt thì mỗi vụ cho năng suất khoảng 5 - 6 tấn/ha còn nuôi trong nhà từ 10 - 12 tấn/ha.

Cách nhà nuôi tôm của HTX Xuân Hòa không xa là khu vực nuôi tôm của gia đình anh Trần Văn Minh với diện tích 5ha, trong đó có 2 nhà nuôi với diện tích 650m². Anh Minh cho biết: “Thấy mô hình của ông Chung làm hiệu quả nên tôi đã vay mượn để xây dựng 2 nhà nuôi với 20 bể, tổng chi phí đầu tư 700 triệu đồng. Tuy vốn bỏ ra ban đầu khá cao nhưng nuôi tôm trong nhà kín có ưu điểm hơn nuôi ở ngoài trời như tiết kiệm nhân công, tránh được những bất lợi của thời tiết. Hiện Anh Minh đã nuôi được 2 lứa tôm trong nhà. Với 20 bể, mỗi lứa nuôi tôi thả khoảng 42 vạn con tôm, nuôi được khoảng 2 - 3 tháng thì cho ra hồ bạt nuôi tiếp đến tầm hơn 4 tháng thì xuất bán.

Theo số liệu tổng hợp sơ bộ của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh đã có 28 tổ chức/cá nhân đầu tư nuôi tôm trong bể khung sắt lót bạt/hoặc bể xây nuôi trong nhà kín, với quy mô 220 bể nuôi; thể tích gần 50.000m3. Theo chúng tôi, nuôi tôm trong nhà có ưu thế hơn so với bên ngoài trong việc xử lý nguồn nước nuôi, khống chế được yếu tố bất lợi của thời tiết, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo khâu thu gom chất thải. Việc nhân rộng mô hình này mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm, trong quá trình nhân rộng cần tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở Hà Tĩnh.

Đồng hành cùng với bà con nuôi tôm, hàng năm Chi cục Thủy sản đã thường xuyên cử cán bộ chuyên môn bám sát sở hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật giúp bà con chủ quy trình nuôi nhất là các quy trình mới theo hướng bền vững, an toàn sinh học như: Quy trình nuôi tôm hạn chế dùng hóa chất; nuôi 2 giai đoạn; quy trình phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi...Đặc biệt, Chi cục đã chủ động các thu mẫu tôm tự nhiên để giám sát dịch bệnh, phối hợp Trung tâm quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I kịp thời thực hiện định kỳ hàng tháng thu mẫu nguồn nước cấp tại các vùng nuôi trọng điểm để kiểm tra chất lượng nguồn nước và kịp thời có khuyến cáo về kỹ thuật và chất lượng nguồn nước cho người nuôi tham khảo và xử lý tốt nguồn nước phục vụ sản xuất./.

Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang