Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 20/05/2021
Ngày cập nhật:
21/5/2021
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Theo đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ tập trung các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, giám sát nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Xây dựng thành công các cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh tại tỉnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Trong đó, chú ý giám sát các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải; mùa vụ thả giống, chất lượng con giống; quá trình nuôi phải thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quản lý chăm sóc ao nuôi và phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản theo quy định. Bên cạnh đó, theo dõi tình hình dịch bệnh trên thủy sản được sử dụng làm giống sau nhập khẩu và nuôi tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh.
Làm tốt hoạt động quan trắc tại các khu vực nuôi thủy sản trọng điểm của tỉnh, trong đó tập trung vào các đối tượng chủ lực, các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh…
Đặc biệt, lưu ý các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát. Ngoài các bệnh nguy hiểm đang lưu hành trên tôm nuôi như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng, phải lưu ý các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước như hội chứng taura, đầu vàng, bệnh do Divi, hoại tử gan tụy, hoại tử cơ…; bệnh sữa trên tôm hùm, bệnh hoại tử thần kinh trên cá…
M. Vân
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.