• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đầu ra sản phẩm tốt nhờ tham gia tổ hợp tác

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 10/06/2021
Ngày cập nhật: 11/6/2021

Nhận thấy kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc hỗ trợ hộ chăn nuôi trong khâu liên kết sản xuất nên Hội LHPN xã Mỹ Phước (Mỹ Tú) đã tập hợp các hộ nuôi ba ba tại địa phương hình thành nên Tổ hợp tác (THT) Nuôi ba ba ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước. THT chuyên nuôi ba ba sinh sản và ba ba thịt cung ứng thị trường, đem lại đời sống sung túc cho các thành viên tham gia.

Chị Nguyễn Thị Thu Thảo bên số trứng ba ba dành ấp nở cung ứng con giống ba ba ra thị trường. Ảnh: THÚY LIỄU

Đưa chúng tôi ra phía sau nhà để xem ao nuôi ba ba của gia đình, chị Nguyễn Thị Kiều Diễm - Tổ phó THT Nuôi ba ba ấp Phước Thọ B chia sẻ: “Tôi có tổng cộng 2 ao nuôi ba ba, tổng diện tích 360m2, đây là diện tích đất làm khu chuồng trại chăn nuôi heo nhưng do thua lỗ nhiều năm nên tôi chuyển sang đào ao nuôi 600 con ba ba (nuôi lứa đầu tiên làm giống). Theo thời gian hơn 10 năm nuôi thì đàn ba ba bố mẹ đến thời điểm hiện tại là 1.200 con. So với một số vật nuôi dưới nước thì ba ba dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Để nuôi ba ba sinh sản, mất thời gian khoảng 18 tháng khi bắt con giống đem về chăm sóc, nhưng cái hay của vật nuôi này là chúng sinh sản liên tục trong vòng 9 tháng. Bình quân 1 ba ba cái đẻ trứng 2 lần/tháng, mỗi lần đẻ từ 8 - 12 trứng. Do số lượng ba ba bố mẹ nhiều nên ba ba thay phiên nhau đẻ trứng. Tầm 3 - 4 ngày, tôi gom trứng đem ấp trứng 1 lần, trứng ấp khoảng 57 - 65 ngày sẽ nở con…”.

Cũng theo chị Diễm, số lượng trứng thu về hàng ngày nhiều nên lượng con giống cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 con/tháng, giá bán ba ba con từ 2.200 - 2.500 đồng/con, trừ chi phí lợi nhuận hơn 12 triệu đồng/tháng. “Tôi nhận thấy, hơn 3 năm tham gia THT, việc bán buôn con giống thuận lợi hơn do được nhiều người biết đến vì địa phương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ giới thiệu con giống ba ba đến người tiêu dùng, đặc biệt là các thành viên trong THT tương trợ nhau trong quá trình chăn nuôi bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong phòng trị một số loại bệnh ba ba thường gặp để đảm bảo phát triển tốt…” - chị Kiều Diễm thông tin thêm.

Cũng là thành viên tham gia THT Nuôi ba ba ấp Phước Thọ B, chị Nguyễn Thị Thu Thảo bộc bạch: “Nếu như trước đây gia đình tôi nuôi ba ba chỉ cung cấp con giống trong địa phương thì giờ đây được bán ra nhiều nơi trên địa bàn huyện, kể cả một số người ở ngoài tỉnh cũng tìm đến tận nơi sản xuất con giống ba ba của gia đình tôi để mua. Đó cũng nhờ vào việc tham gia THT, nhiều người mới biết đến THT và thành viên nuôi ba ba có số lượng con giống cung ứng thị trường dồi dào nên tìm đến mua, kể cả học hỏi kinh nghiệm nuôi. Với người mua con giống, bất kỳ thành viên nào bán con giống trong THT cũng đều sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật để người mua nuôi ba ba tăng trưởng tốt. Nhờ sự nhiệt tình dành cho khách hàng cùng với sự giúp sức của địa phương quảng bá ba ba giống nên đầu ra ba ba ổn định, đem lại nguồn thu nhập tốt cho không chỉ gia đình tôi mà còn cho tất cả thành viên. Hiện tại, tôi có 1.200 con ba ba sinh sản, mỗi tháng xuất bán con giống ra thị trường hơn 10.000 con, trừ các khoảng chi phí lợi nhuận hơn 12 triệu đồng…”.

Chị Nguyễn Thị Kiều Diễm cho biết thêm: “THT Nuôi ba ba ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước có tổng số 17 thành viên, tất cả đều nuôi ba ba sinh sản, một số hộ vừa nuôi ba ba sinh sản vừa kết hợp nuôi ba ba thịt. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 1.000 - 3.000 con ba ba sinh sản. Do đó, số lượng con giống cung cấp ra thị trường là mỗi tuần, luân phiên trong các thành viên. Tới đây, nhằm tạo đầu ra cho ba ba thịt, tôi sẽ thành lập cơ sở thu mua ba ba thịt trong thành viên, kể cả hộ dân bên ngoài để sơ chế cung ứng cho các quán ăn, nhà hàng có nhu cầu, vừa góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu cho các quán ăn, nhà hàng vừa giúp thành viên thuận tiện hơn trong khâu tiêu thụ ba ba thịt…”.

THÚY LIỄU

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang