Nguồn tin: Lao Động, 01/08/2021
Ngày cập nhật:
3/8/2021
Tỉnh Bạc Liêu tạo điều kiện cho thương lái thu mua bình thường nên tôm nuôi vẫn được rộng đường vào nhà máy. Ảnh: Nhật Hồ
Dù trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tỉnh Bạc Liêu vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái thu mua nông sản cho nông dân. Đồng thời, các cấp chính quyền, hội đoàn thể cũng tìm đầu ra cho nông dân.
Giúp dân tiêu thụ sản phẩm
Theo Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, các mặt hàng tồn đọng, gồm: Nhãn hơn 100 tấn; rau cần nước và rau má tại huyện Phước Long khoảng 70 tấn; tôm càng xanh xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân trên 400 tấn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ người dân sớm tiêu thụ lượng nông sản tồn đọng, Sở Công thương cũng đã kêu gọi các đơn vị và đoàn thể cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ để người dân trên địa bàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn mùa dịch.
Tại huyện Phước Long, địa phương này từ ngày 27.7 đến nay cũng đã tạo điều kiện cho thương lái ở Cà Mau đến thu mua 5 tấn rau các loại/ngày cho nông dân.
Tuy nhiên, do thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế xe lưu thông nên việc tiêu thụ nông sản của nông dân trong tỉnh vẫn còn gặp khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, các sở, ngành, MTTQ, đoàn thể và các địa phương đang kêu gọi và làm cầu nối đưa các loại nông sản cho nông dân đến tay người tiêu dùng.
Bà Trương Thanh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phước Long, cho biết: “Đến thời điểm này, Hội đã làm cầu nối liên kết tiêu thụ hơn 13 tấn rau cần nước, rau má, 6.000 trái bắp cho nông dân trong huyện. Trong đó, tiêu thụ trong tỉnh hơn 7 tấn, còn 6 tấn là tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh”.
Trong khi đó, TP. Bạc Liêu cũng đã hỗ trợ tiêu thụ gần 10 tấn nhãn cho người dân trên địa bàn. Theo thông tin từ một số nhà vườn, đến thời điểm này thương lái đến thu mua tại vườn và số lượng tiêu thụ được khoảng 50%.
Không để tư thương ép giá tôm
Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn thứ 2 của cả nước, nên sản lượng tôm cần tiêu thụ rất lớn. Ông Lê Tấn Cận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị các địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua tôm cho nông dân. Song, trong quá trình thu mua cần phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19…
Tôm nuôi của người dân thương lái vẫn vào tận ao thu hoạch.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NNPTNT, cho biết: “Tổ công tác kết nối, cung ứng, tiêu thụ nông sản cho nông dân có cơ cấu lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố và trực tiếp làm việc với tổ công tác của Bộ NN&PTNT để tiêu thụ nông sản cho nông dân. Từ đó, tôm càng xanh ở Hồng Dân, rau các loại ở huyện Phước Long… bắt đầu có đầu ra dù số lượng chưa nhiều.
Song song đó, Sở NNPTNT đã đề nghị các sở, ngành, MTTQ, đoàn thể các cấp tiếp tục đồng hành giúp nông dân tiêu thụ nông sản. Các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tạo mọi điều kiện để nông dân vừa tiêu thụ lượng nông sản tồn đọng và tiếp tục sản xuất để chuỗi tiêu thụ không bị gãy…”.
Chính vì vậy tại “thủ phủ” tôm Việt Nam, con tôm vẫn có đầu ra dù trong thời gian giãn cách xã hội.
NHẬT HỒ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.