Nguồn tin: Báo Phú Yên, 03/08/2021
Ngày cập nhật:
6/8/2021
Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu kiểm tra và chăm sóc tôm nuôi. Ảnh: ANH NGỌC
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hơn 1 tháng nay, UBND TX Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) triển khai nhiều giải pháp hạn chế người dân ra ngoài khi không thật sự cần thiết, đồng thời xây dựng phương án đảm bảo hoạt động sản xuất, nhất là nuôi trồng thủy sản.
Chỉ ra ngoài khi thật sự cấp thiết
Từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, đa số người dân trên địa bàn TX Sông Cầu đều chấp hành tốt, tuy nhiên hiện gặp phải một số khó khăn trong việc đi lại để mua, vận chuyển thức ăn cho tôm và chăm sóc tôm hùm nuôi hàng ngày… Ông Nguyễn Văn Hoài ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh cho biết: Thôn Từ Nham có vài trăm hộ dân đang nuôi tôm hùm tại vịnh Xuân Đài, trong đó chủ yếu thuộc địa bàn xã Xuân Phương. Gia đình tôi nuôi 80 lồng với khoảng 6.000 con tôm hùm tại vùng nuôi Vũng Chào thuộc thôn Dân Phú 1, xã Xuân Phương. Từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến nay, khu vực giáp ranh giữa 2 xã Xuân Thịnh và Xuân Phương được thành lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 nên việc đi lại của ngư dân giữa 2 địa phương này cũng như việc mua và vận chuyển thức ăn cho tôm cũng siết chặt hơn.
Theo UBND xã Xuân Phương, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, xã đã phối hợp với một số địa phương giáp ranh thành lập các chốt kiểm soát dịch COVID-19 nhằm hạn chế những trường hợp người dân ra ngoài khi không thật sự cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Đối với những trường hợp người dân ở địa phương khác đến, ngoài việc kiểm tra trường hợp đó ra ngoài có phải thật sự cần thiết (có giấy xác nhận của địa phương) thì còn phải giám sát việc đeo khẩu trang y tế, đo thân nhiệt… Địa phương cũng yêu cầu các trường hợp người dân ở xã Xuân Thịnh nuôi thủy sản trên địa bàn xã Xuân Phương hạn chế đi lại, nếu thật sự cần thiết phải có giấy xác nhận của địa phương…
Ông Trần Văn Đạo, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, cho biết: Hiện nay, 286 hộ dân Từ Nham, xã Xuân Thịnh chủ yếu nuôi tôm hùm tại các vùng nuôi thuộc xã Xuân Phương. Nhằm thực hiện tốt việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, UBND 2 xã Xuân Thịnh và Xuân Phương có buổi làm việc và thống nhất cấp thẻ đi lại cho các hộ dân ở xã Xuân Thịnh nuôi thủy sản tại xã Xuân Phương. Theo đó với 286 hộ này, mỗi hộ được cấp 1 thẻ cho 1 người đi nhằm hạn chế tối đa số lượng người dân ra ngoài phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Xây dựng phương án phù hợp với phòng, chống dịch
Theo ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 3.800 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản mặt nước biển với khoảng 77.900 lồng nuôi tôm hùm (tôm hùm thịt 66.400 lồng, tôm hùm ương 11.500 lồng), chủ yếu ở 2 vùng nuôi vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông thuộc các xã, phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh. Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn gặp nhiều khó khăn như thị trường tiêu thụ hạn chế, kéo theo hạ giá sản phẩm thủy sản nuôi, nhiều người nuôi gặp khó khăn. Tuy nhiên, nuôi thủy sản là một trong những công việc chủ lực ở địa phương nên người dân vẫn tiếp tục duy trì. Để ổn định nuôi thủy sản trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khá phức tạp, TX Sông Cầu đã xây dựng và triển khai nhiều phương án. “Hiện nay, do ảnh hưởng nắng nóng nên thủy sản nuôi bắt mồi kém, việc giảm tần suất cho ăn cũng rất phù hợp. Trước đây, do ảnh hưởng dịch COVID-19, sản phẩm tôm hùm nuôi không tiêu thụ được, người nuôi trên địa bàn đã giảm tần suất cho ăn xuống còn 3-4 lần/tuần. Việc các địa phương hạn chế số lượng người dân ra ngoài là phù hợp với việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16”, ông Anh nói.
Ông Hồ Nam Yên, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Qua nắm bắt tình hình, hiện nay nhu cầu đi lại hàng ngày để mua thức ăn cho thủy sản nuôi đối với các hộ nuôi trên địa bàn là rất cần thiết. Tuy nhiên, phương án mỗi hộ nuôi thủy sản cứ 3 ngày đi chợ 1 lần là không đảm bảo lượng thức ăn cho thủy sản nuôi. Trước tình hình này, UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo UBND các xã, phường trên địa bàn cấp thẻ mua thức ăn thủy sản cho các hộ nuôi trồng thủy sản có nhu cầu hàng ngày. UBND thị xã cũng yêu cầu các đơn vị quản lý chợ thực hiện phân luồng, bố trí khu vực mua bán cá làm thức ăn cho thủy sản nuôi riêng, đảm bảo khoảng cách tối thiểu cũng như các quy định về phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các địa phương chỉ đạo các chốt kiểm soát tại chợ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thẻ và kiểm soát tần suất đi chợ…
Thời gian qua, TX Sông Cầu đã huy động cả hệ thống chính trị của địa phương, triển khai quyết liệt các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay rất phức tạp, TX Sông Cầu đang triển khai khẩn cấp các giải pháp trong tình hình mới, đồng thời thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm sớm khoanh vùng, truy vết và dập dịch. Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong tình hình hiện nay, UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các địa phương thành lập chốt, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các trường hợp qua lại chốt, nhất là giữa địa phương này với địa phương khác. Đồng thời chỉ đạo các địa phương linh động giải quyết những trường hợp người dân có nhu cầu cấp thiết phải ra ngoài, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản, nhưng hạn chế tối đa số lượng người trong một hộ. Trường hợp thật sự cần thiết phải ra ngoài nhiều người trong một hộ gia đình (như thu hoạch thủy sản nuôi, những hoạt động cần nhiều người…), địa phương phải có báo cáo kịp thời và triển khai thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND TX Sông Cầu: UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các địa phương thành lập chốt, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các trường hợp qua lại chốt, nhất là giữa địa phương này với địa phương khác. Đồng thời chỉ đạo các địa phương linh động giải quyết những trường hợp người dân có nhu cầu cấp thiết phải ra ngoài, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản, nhưng hạn chế tối đa số lượng người trong một hộ. Trường hợp thật sự cần thiết phải ra ngoài nhiều người trong một hộ gia đình, địa phương phải có báo cáo kịp thời và triển khai thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
ANH NGỌC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.