Nguồn tin: Báo Long An, 17/9/2018
Ngày cập nhật:
18/9/2018
Nuôi bò ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) là giải pháp hợp lý, đúng đắn, tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận cho người dân, nâng cao giá trị, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm.
Khoảng 1.500 hộ dân tham gia chăn nuôi bò sữa
Nuôi bò thịt, bò sữa trên địa bàn tỉnh Long An bước đầu đạt hiệu quả nhất định, tuy nhiên, chưa có những bước đột phá nên chưa thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nông dân gặp khó trong quá trình chăn nuôi, còn sở, ngành, địa phương liên quan loay hoay tìm cách gỡ “rối”.
Hiệu quả bước đầu
Việc nuôi bò sữa mang lại thu nhập tương đối khá cho gia đình ông Nguyễn Văn Cứu, ngụ ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông Cứu chia sẻ: “Nhờ nuôi bò sữa mà gia đình tôi thoát nghèo, kinh tế ổn định hơn. Tuy giá sữa bò lúc lên, lúc xuống thất thường nhưng tôi vẫn bám trụ và có điều kiện cải thiện cuộc sống nhờ nuôi bò. Tôi tham gia Tổ hợp tác (THT) Chăn nuôi bò sữa ấp Hậu Hòa để liên kết với nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đơn vị thu mua đề ra”.
Theo Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Thượng - Mai Minh Mẫn Nhuệ, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn đạt một số kết quả, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Xã hướng dẫn, thành lập 2 THT chăn nuôi bò sữa, hoạt động tương đối hiệu quả và tìm được nơi tiêu thụ sữa bò cho các thành viên THT”.
Tổ trưởng THT Chăn nuôi bò ấp Mỹ Lợi (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ) - Lương Văn Nghiệp cho biết: Thời gian qua, nuôi bò mang lại hiệu quả tích cực. Hầu hết thành viên trong tổ có thu nhập khá. Hiện tổ có 18 thành viên với tổng đàn 125 con, trong đó có 80 con bò sinh sản chăn nuôi theo hướng ƯDCNC. Chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách, tập huấn kỹ thuật, tạo điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ở những địa phương khác. Tuy nhiên, THT cần Nhà nước tạo điều kiện trong vay vốn mở rộng quy mô, giới thiệu doanh nghiệp bao tiêu đầu ra sản phẩm.
Chưa phát huy hết thế mạnh
Mặc dù chăn nuôi bò trên địa bàn ngày càng lớn mạnh, số lượng và chất lượng bò tăng qua hàng năm nhưng việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Nông dân vẫn theo thói quen cũ, chăn nuôi nhỏ, lẻ, chưa mặn mà tham gia THT, hợp tác xã (HTX), hình thành chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, địa phương vẫn loay hoay tìm cách gỡ “rối” cho bài toán chăn nuôi bò hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Hải, ngụ ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ cho rằng: “Địa phương có tuyên truyền, vận động chúng tôi tham gia HTX để liên kết với các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn. Tôi biết tham gia HTX sẽ được hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên, HTX chăn nuôi bò hiện nay chưa thật sự hiệu quả, chưa có sự ổn định. Gia đình tôi nuôi bò, bán qua thương lái. Nhà nước cần xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi hiệu quả làm điểm, khi đó người dân nhận thấy được tín hiệu tích cực, tự nguyện tham gia. Gia đình tôi hiện nuôi trên 10 con bò thịt để phát triển kinh tế”.
Theo thông tin từ UBND huyện Đức Huệ, những năm gần đây, nuôi bò trên địa bàn có khởi sắc hơn so với trước. Tuy nhiên, nông dân vẫn còn theo tập quán cũ, chăn nuôi nhỏ, lẻ, nhận thức tham gia chuỗi liên kết còn thấp, chưa mặn mà vào THT, HTX để chăn nuôi quy mô lớn. Bên cạnh đó, thị trường khó khăn nên việc chăn nuôi bò chưa thể phát huy hết những tiềm năng cũng như lợi thế vốn có.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa - Nguyễn Minh Trung thông tin: Việc chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại huyện giúp người dân ổn định cuộc sống. Huyện xác định hàng hóa nông sản chủ lực của địa phương là thịt bò và sữa bò. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn, kinh tế hợp tác chưa trở thành động lực thúc đẩy, mối liên kết cũng như xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế,... ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi bò trên địa bàn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Văn Hoàng đánh giá: “Thời gian qua, chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Việc chăn nuôi bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, chăn nuôi bò vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định nên chưa phát huy hết thế mạnh vốn có. Sở phối hợp các sở, ngành, địa phương tìm các giải pháp xúc tiến thương mại, kêu gọi bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chính sách liên quan để nông dân an tâm chăn nuôi”.
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, khoảng 1.500 hộ dân tham gia. Đến cuối tháng 10/2017, tổng đàn bò sữa trên địa bàn gần 16.000 con (tăng 10,6% so với năm 2016), tổng sản lượng sữa 28.564,6 tấn; tổng đàn bò thịt hơn 117.000 con (tăng 1,5% so với năm 2016), tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 4.600 tấn (tăng 12% so với năm 2016). Bò thịt tập trung tại 2 huyện Đức Hòa (hơn 64.500 con), Đức Huệ (gần 12.000 con), chiếm khoảng 65% tổng đàn bò thịt của tỉnh. Vùng chăn nuôi bò thịt ƯDCNC giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh được thực hiện tại huyện Đức Hòa, Đức Huệ.
Thanh Mỹ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.