Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 20/09/2018
Ngày cập nhật:
21/9/2018
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái, phong trào nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.
Tuy nhiên việc đưa các giống vịt có năng suất chất lượng cao vào nuôi đại trà chưa phát triển mạnh. Bên cạnh đó việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn chưa được thực hiện triệt để, chưa có giải pháp đồng bộ và mang tính bền vững dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh. Chăn nuôi vịt bầu lai giống mới an toàn dịch bệnh là một giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí chất độn chuồng cũng như công thu gom chất thải.
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Trạm Khuyến nông Trấn Yên (nay là Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên) và UBND xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên xây dựng mô hình “Chăn nuôi vịt bầu lai an toàn dịch bệnh” với quy mô 400 con cho 01 hộ tham gia. Với mục tiêu đưa giống vịt bầu lai có năng suất, chất lượng cao vào phát triển chăn nuôi tại địa phương, đồng thời trang bị kiến thức cho hộ tham gia mô hình và các hộ vùng lân cận thực hiện biện pháp thực hành chăn nuôi tốt theo hướng an toàn sinh học có sử dụng đệm lót sinh thái khử mùi hôi bằng chế phẩm BalasaN01. Tạo cho người chăn nuôi có ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng xã hội. Đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn, bền vững và quản lý dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Mô hình nuôi vịt bầu lai an toàn dịch bệnh tại hộ ông Đỗ Việt Bắc, thôn 3, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên
Qua quá trình triển khai thực hiện, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình chăn nuôi vịt bầu lai cho thấy kết quả như sau: Sau 3 tháng nuôi và theo dõi, đàn vịt tăng trọng nhanh, tỉ lệ nuôi sống ở 90 ngày tuổi đạt 95%, tiêu tốn thức ăn: 2,7 kg/1kg tăng trọng. Trọng lượng bình quân trống lúc 90 ngày tuổi đạt 2,4 kg/con, vịt cái đạt 2 kg/con, đảm bảo chỉ tiêu của mô hình. Bên cạnh đó chế phẩm vi sinh Balasa NO1 đã giúp phân hủy phân, giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt; giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh dịch tả vịt; vịt có lông mượt, sạch đẹp hơn; bán có giá cao hơn trước đây.
Chăn nuôi vịt bầu lai an toàn dịch bệnh giảm đáng kể các chi phí đầu tư, kể cả công chăm sóc so với cách nuôi truyền thống trước đây. Với 400 con vịt bầu lai sau hơn 3 tháng nuôi, lợi nhuận thu được trên 12,5 triệu đồng. Hộ tham gia mô hình cho biết, chăn nuôi vịt an toàn dịch bệnh đã giảm 75% chi phí điện úm vịt con, giảm 60% công lao động, giảm 30% thuốc thú y. Đặc biệt là công quét dọn phân hàng ngày và lượng trấu thay đã giảm đáng kể.
Mô hình “Chăn nuôi vịt bầu lai an toàn dịch bệnh” bằng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh Balasa N01 kết hợp với thả ao đã hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Điều này đã từng bước làm thay đổi phương thức chăn nuôi của người dân. Từ đó, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn, bền vững và quản lý tốt dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng./.
Ngô Đăng Sỹ - Trung tâm Khuyến nông Yên Bái
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.