Nguồn tin: Hà Nội mới, 29/01/2018
Ngày cập nhật:
30/1/2018
Trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động, thời gian qua, một số trang trại đã và đang áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín, theo phương pháp sinh học và công nghệ vi sinh nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do “đầu ra” chưa ổn định, nên sản phẩm bán ở các trang trại còn ít, gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
Chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học. Ảnh: Bizmedia.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT): Đến nay, Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các chuỗi có nguồn gốc động vật thu hút 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 100 doanh nghiệp tham gia. Mỗi ngày, các chuỗi liên kết này cung cấp cho thị trường Hà Nội 57,4 tấn thịt lợn; 0,75 tấn thịt bò; 14,3 tấn gia cầm; 296.000 quả trứng và khoảng 78 tấn sữa tươi. Tuy nhiên, do “đầu ra” cho sản phẩm còn bấp bênh khiến việc mở rộng quy mô hạn chế...
Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long cho biết: Hiện trang trại có một cơ sở giết mổ, công suất 50 con/ngày, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y theo quy định; 1 trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP với công suất 100 nái ông bà, 400 lợn nái bố mẹ, 4.000 lợn thịt thương phẩm/lứa.
Từ năm 2016, hợp tác xã xây dựng chuỗi sản xuất và cung ứng thịt lợn sạch A-Z, nhưng mỗi ngày chuỗi chỉ cung cấp cho thị trường khoảng 2,2 tấn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, còn lại đều bán cho thương lái với giá như lợn nuôi thông thường. Hiện, các trang trại gặp khó khăn nhất là liên kết trực tiếp với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ với số lượng lớn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết: Hiện, người chăn nuôi dù nhỏ lẻ hay trang trại lớn vẫn tự sản xuất từ khâu con giống đến bán ra thị trường thông qua thương lái. Tuy nhiên, giá bán tại chuồng thấp nhưng giá bán thịt lợn ở các chợ, siêu thị đến tay người tiêu dùng đều ở mức cao.
Vì vậy, để các chuỗi liên kết chăn nuôi sạch hoạt động hiệu quả, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp các sở, ngành, huyện, thị xã tổ chức, liên kết sản xuất thành chuỗi chăn nuôi chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; khuyến khích các cơ sở, cá nhân liên kết với nhau để thành lập hội, hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm...
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước còn hướng dẫn người chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP; tăng cường sử dụng giống năng suất, chất lượng cao; khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thức ăn sinh học, thuốc thú y có nguồn gốc sinh học. Các doanh nghiệp đưa công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động của chuỗi, minh bạch hóa quy trình “chăn nuôi - giết mổ - chế biến”.
Đối với những hộ chăn nuôi nhỏ, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ ký cam kết chăn nuôi an toàn và hỗ trợ mở điểm bán thịt lợn sạch, quảng bá sản phẩm trên website của huyện nhằm đẩy mạnh tiêu thụ...
Ngọc Quỳnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.