Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 18/10/2018
Ngày cập nhật:
20/10/2018
Ảnh minh họa
Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, tác giả Võ Thị Hải Hiền, Trường đại học lâm nghiệp nhận thấy, hiệu quả mang lại từ chăn nuôi vịt an toàn sinh học cao hơn so với phương thức truyền thống; phương pháp chăn nuôi này giúp người dân đạt được nhiều lợi ích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Chất thải sử dụng làm thức ăn cho cá
Ba xã điển hình nuôi vịt thương phẩm (Supper M2 và vịt Supper Meat) của huyện Mỹ Đức là Tuy Lai, Phù Lưu Tế và An Phú được chọn để nghiên cứu về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH). Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình chăn nuôi vịt truyền thống và 60 hộ chăn nuôi theo hướng ATSH.
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi vịt chủ yếu là chuồng trại (cho vịt ngủ, tránh thời tiết giá rét, sương muối), máng ăn, máng uống, hệ thống rào quây, đường, rào chắn, đèn điện… Các chất thải thì được sử dụng làm thức ăn cho cá nên không cần phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Việc xây dựng này đều do các hộ tự túc xây dựng. Qua điều tra, 100% các hộ đều đầu tư chuồng trại, máng ăn uống,bên cạnh đầu tư đường điện thắp sáng để quản lý và bóng đèn ủ con giống nhỏ và kích thích sinh sản.
Chuồng vịt có chiều ngang 4 m, dài 10 m, ao thả 400 m2 . Giai đoạn vịt úm (giai đoạn nhỏ), kết hợp đệm lót với kích thước nhỏ, với một lớp nhựa, trấu và mùn cưa. Trong chuồng, treo 4 bóng đèn, điều chỉnh nhiệt độ tùy theo phản ứng của đàn vịt cho phù hợp. Khi vịt được 7 ngày tuổi, rải men BALASA và trong suốt quá trình nuôi thường xuyên cài đảo, bổ sung men để đệm lót có hiệu quả. Chỉ tiêu diện tích chuồng nuôi bình quân của nhóm hộ chăn nuôi theo hướng ATSH rộng hơn 21.01 m3 so với hình thức chăn nuôi truyền thống. Ngoài ra, diện tích sân chơi bình quân theo ATSH lớn hơn 31,01 m3 so với truyền thống, cho thấy rằng các HGĐ nuôi theo ATSH có đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng sống cho vật nuôi.
Thông qua chỉ tiêu mật độ chăn nuôi, mật độ sân chơi cho vịt ATSH thông thoáng hơn so với chăn nuôi truyền thống. Trong khi đó, diện tích mặt nước bình quân của nhóm hộ chăn nuôi theo hướng ATSH bé hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống. Lý do, trong chăn nuôi vịt thịt theo hướng ATSH, các hộ luôn quản lý thời gian vịt bơi dưới nước một cách hợp lý, hạn chế việc lây lan dịch bệnh theo môi trường nước. Nên diện tích mặt nước chỉ cần vừa đủ để vật nuôi bơi. Ngược lại, trong chăn nuôi truyền thống là cho vịt chạy đồng, tràn lan, bơi không kiểm soát ở ao rộng xung quanh nhà làm gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh.
So sánh đối tượng tiêu thụ của hộ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH và hộ nuôi truyền thống cho thấy đối tượng tiêu thụ chủ yếu của các hộ của cả hai hình thức là các thương lái địa phương, chiếm lần lượt là 67,33% và 35,36%. Đối tượng thứ hai được lựa chọn với sản phẩm từ chăn nuôi hướng ATSH là các thương lái địa phương khác, còn đối với chăn nuôi truyền thống lại là tự tiêu thụ. Vì các hộ chăn nuôi truyền thống là các hộ nhỏ, lẻ, quy mô hộ gia đình, nên hình thức mang sản phẩm của mình làm ra được ra chợ bán được phổ biến.
Giảm được nhiều chi phí
Chi phí thức ăn ở 2 hình thức chăn nuôi theo hướng ATSH và chăn nuôi truyền thống có sự chênh lệch nhau, do chênh lệch về thời gian nuôi đến khi xuất bán. Vịt nuôi theo hướng ATSH thường được xuất thịt ở 56 - 58 ngày tuổi, trong khi đó, vịt nuôi thông thường từ 60 - 62 ngày tuổi mới được xuất thịt, một số hộ kết hợp chăn thả đồng có thể phải kéo dài từ 68 - 70 ngày tuổi mới được xuất thịt. Vì thế, lượng thức ăn cho vịt thịt nuôi theo hình thức ATSH thường thấp hơn so với nuôi theo hình thức thông thường. Tính trên tổng chi phí/con cho thấy chi phí thức ăn theo mô hình chăn nuôi ATSH ít hơn so với chăn nuôi truyền thống là 3.200 đồng/con.
Trong chăn nuôi vịt, chi phí thú y thường bao gồm các chi phí về vaccin, thuốc phòng và chữa bệnh cho vịt. Chăn nuôi vịt theo hướng truyền thống không coi trọng vấn đề phòng chống dịch bệnh nên vịt nuôi hay bị bệnh, nên các hộ chăn nuôi phải sử dụng thuốc chữa bệnh cho gia cầm nuôi. Do vậy, chi phí thú y chăn nuôi vịt truyền thống cao hơn hình thức theo ATSH là 500 đồng/con. Tuy nhiên, nuôi theo ATSH tuân thủ các tiêu chuẩn về ánh sáng, úm, ủ ấm cho vật nuôi, nên chi phí điện cao hơn 1.100 đồng/con so với chăn nuôi truyền thống. Mặc dù vây, tổng chi phí tính trên một con vịt nuôi theo hình thức ATSH thấp hơn so với nuôi theo truyền thống là 1.740 đồng/con. Trong đó, chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 76%, tiếp đến là chi phí về con giống chiếm 14% và còn lại là chi phí thú y, chi phí điện và các khoản chi phí khác.
Trong quá trình vịt được nuôi úm, chi phí thức ăn ở cả hai hình thức tương đối ngang bằng nhau, nhưng khi vịt hơn 20 ngày tuổi thì có sự khác biệt rõ rệt ở cả hai hình thức, vì vậy, chi phí thức ăn theo đó có sự thay đổi. Thu nhập từ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH tại các hộ điều tra Giá bán bình quân vịt thịt trên thị trường năm 2015 là 29.000 đồng/kg, năm 2016 giá vịt lại giảm xuống. Đỉnh điểm, tháng 10 năm 2016, giá vịt bình quân do thương lái thu mua còn 26.000 đồng. Có thể thấy rằng, giá bán sản phẩm từ vịt năm 2016, 2015 đã giảm mạnh so với năm 2014. Năm 2014, có thời điểm giá vịt thịt lên tới 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do biến động thị trường, thị trường tiêu thụ vịt rất chậm nên giá vịt giảm mạnh. Mặt khác, khách hàng tiêu thụ sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu chỉ là người giết mổ và thương lái địa phương hoặc các tỉnh khác.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, hình thức tiêu thụ sản phẩm của mô hình chăn nuôi truyền thống bán trực tiếp tại nhà tỷ lệ chỉ đạt 28,95% còn lại bán tại chợ và nơi khác. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi theo hướng ATSH tỷ lệ bán tại nhà đạt 76,25%.
Tỷ lệ nuôi sống vịt đến khi xuất chuồng theo hướng ATSH đạt 97,43%, cao hơn so với cách nuôi truyền thống (89,03%). Chăn nuôi vịt theo hướng ATSH đảm bảo chặt chẽ các quy định từ thức ăn nước uống cho tới vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh, nên tỷ lệ sống của vịt cao.
Trọng lượng xuất chuồng của vịt nuôi theo hướng ATSH nặng hơn so với chăn nuôi truyền thống là 0,2 kg/con. Trong khi đó, chi phí trung bình để chăn nuôi vịt tới khi xuất bán theo hướng ATSH là 22.029 đồng/kg thấp hơn 1.865 đồng/kg so với chăn nuôi truyền thống là 23.894 đồng/kg. Với giá bán trung bình là 26.000 đồng/kg, chăn nuôi vịt theo hướng ATSH thu được lãi cao hơn so với chăn nuôi truyền thống, chênh lệch lãi là 6.950 đồng/con.
Có thể thấy, với chênh lệch lãi mang lại từ phương thức chăn nuôi mới với tỷ lệ sống cao, chăn nuôi vịt theo hướng ATSH đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi truyền thống ở các hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu.
Như Ngọc
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.